Các mức hỗ trợ và kháng cự là một phần không thể thiếu của phân tích kĩ thuật và được dùng để xác định xu hướng và ra các quyết định giao dịch. Hãy cùng ViMoney thực hành với video dưới đây.
Mức hỗ trợ và kháng cự là gì
Trong phân tích kĩ thuật các đường nối những đỉnh và đáy giá quan trọng gọi là đường hỗ trợ và kháng cự. Trader sử dụng những đường này để xác định điểm vào thị trường.
Mức hỗ trợ (support) – mức mà áp lực mua chiếm ưu thế so với áp lực bán. Mức này có thể coi là phù hợp để mở vị trí mua. Phần lớn các trader ưa thích vai trò là người mua, khi giá tiệm cận mức hỗ trợ.
Mức kháng cự (resistance) – mức mà áp lực bán chiếm ưu thế so với áp lực mua. Các trader sẽ mở vị trí bán khi giá tiệm cận mức kháng cự.
Đường xu hướng
Đường xu hướng, tiếng Anh gọi là trendline, là đường nối giữa các đỉnh hoặc các đáy để diễn tả hướng đi hiện tại của giá.
Đường xu hướng đại diện cho mức hỗ trợ và kháng cự quan sát được tại một khung thời gian bất kì. Nó thể hiện hướng di chuyển hiện tại và tốc độ của giá, và cũng được dùng để nhận biết các mẫu hình giá trong giai đoạn giá giảm.
Đường xu hướng giúp người phân tích kĩ thuật xác định được hướng di chuyển hiện tại của giá thị trường. Họ tin rằng “trend is your friend” (xu hướng là người bạn), và việc xác định được xu hướng là bước đầu tiên trong quá trình thực hiện một giao dịch thành công.
Để vẽ được một đường xu hướng, người phân tích cần ít nhất là hai điểm trên đồ thị giá. Môt số người phân tích thích sử dụng các khung thời gian khác nhau như một phút hay năm phút. Những người khác lại chọn xem xét đồ thị ngày hay đồ thị tuần. Những người khác nữa thì bỏ qua luôn yếu tố thời gian và chọn phân tích xu hướng dựa trên các tick. Điều làm cho đường xu hướng được sử dụng rộng rãi là việc nó có thể được dùng để nhận biết xu hướng trong bất kì khung thời gian hay dạng thước đo nào.
Ví dụ, nếu có một công ty A đang được giao dịch ở mức giá 35$, sau đó tăng lên 40$ trong hai ngày và tiếp tục tăng lên 45$ ba ngày sau đó, thì người phân tích có được ba điểm để vẽ trên đồ thị, bắt đầu từ 35$ đến 40$ và 45$.
Nếu người phân tích vẽ một đường thẳng nối ba điểm này thì họ sẽ có được một xu hướng lên. Đường xu hướng vừa được vẽ cho thấy một độ dốc tích cực nên cũng báo hiệu cho người phân tích nên mua cổ phiếu theo hướng đi của xu hướng. Nhưng nếu giá của công ty A giảm từ 35$ xuống còn 25$ thì đường xu hướng lại có một độ dốc tiêu cực. Người phân tích nên bán cổ phiếu theo hướng đi của xu hướng.
Cách xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự
Các mức hỗ trợ và kháng cự là một phần không thể thiếu của phân tích kĩ thuật và được dùng để xác định xu hướng và ra các quyết định giao dịch. Chúng giúp xác nhận xu hướng chuyển động của giá. Mỗi trader sử dụng phân tích kĩ thuật đều được khuyến cáo ứng dụng các mức này.
Mức hỗ trợ là đường nối các điểm đáy giá. Tùy vào đường trend chính (chuyển động giá chiếm ưu thế) mà mức hỗ trợ có thể ở dạng đường nghiêng góc hay đường nằm ngang.
- Với xu hướng trend tăng giá, đường hỗ trợ có góc nghiêng dương.
- Với xu hướng giá ổn định đường hỗ trợ nằm ngang.
Mức kháng cự là đường nối lần lượt các đỉnh giá. Tùy vào xu hướng trend chính mà mức này có dạng đường nghiêng góc hay đường nằm ngang.
- Với xu hướng trend giảm giá, đường kháng cự có góc nghiêng âm.
- Với xu hướng giá ổn định, đường kháng cự nằm ngang.
Để xác định xu hướng tăng của giá, mỗi mức hỗ trợ tiếp theo phải nằm trên mức trước, điều này cũng như đối với các mức kháng cự. Trong trường hợp ngược lại, ví dụ, khi mức hỗ trợ rơi xuống đáy giá trước, điều này cho thấy hoặc xu hướng tăng kết thúc, hoặc trend giá chuyển sang biến động ngang.
Tương ứng, để xác định xu hướng giá xuống, mỗi mức hỗ trợ tiếp theo phải nằm dưới mức trước đó. Khi mức hỗ trợ được nâng cao hơn mức trước đó, chúng ta có thể dự đoán khả năng thay đổi trend hiện tại.
Khi trend tăng giá chuyển thành trend giảm giá, mức kháng cự trở thành mức hỗ trợ. Và ngược lại, mức hỗ trợ trở thành mức kháng cự khi trend giảm chuyển thành trend tăng giá.
Sự chuyển đổi mức hỗ trợ và kháng cự trong phân tích kĩ thuật gọi là “rally”, “correction” hay “đảo chiều trend”.
Xu hướng được giữ cho tới khi giá tài sản ở giữa các mức kháng cự và hỗ trợ.
Giao dịch theo mức hỗ trợ và kháng cự
Cơ sở của chiến lược này là nguyên tắc: giá càng gần mức hỗ trợ thì càng có lợi cho việc mở giao dịch đối với người mua. Tuy nhiên, mức hỗ trợ không phải lúc nào cũng giữ giá. Nếu có đột phá qua mức hỗ trợ, có thể khuyến cáo trader mở giao dịch bán.
Đối với các nhà phân tích và người tham gia thị trường, sự biến đổi một mức thành mức khác có ý nghĩa quyết định trong việc lựa chọn chiến lược giao dịch đối với một loại tài sản.
Video Thực hành xác định mức hỗ trợ và kháng cự của cổ phiếu.
Việc xác định xu hướng của cổ phiếu có ảnh hưởng quyết định tới sự thành công trong đầu tư. Đối với 1 cổ phiếu, xác định được đường xu hướng, vùng hỗ trợ và vùng kháng cự sẽ giúp nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc ra quyết định. Hãy cùng chuyên gia của ViMoney thực hành việc xác định những yếu tố trên qua video ngắn dưới đây nhé. Chỉ 15p là bạn có thể dễ dàng áp dụng ngay rồi đấy.