Vinamilk – VNM điểm sáng ngành sữa năm 2022

Vinamilk - VNM điểm sáng ngành sữa năm 2022

Vinamilk 2022 có thể là năm tạo ra bệ phóng tăng trưởng nhờ thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng, quy mô tầng lớp trung lưu bùng nổ và gói kích cầu kinh tế của Chính phủ.

Vinamilk hoạt động ra sao

Những năm vừa qua, từ năm 2017 đến nay là giai đoạn hoạt động khá tẻ nhạt của hãng sữa số 1 trong nước Vinamilk (VNM – HOSE), thậm chí một số đơn vị phân tích còn cho rằng cổ phiếu doanh nghiệp này không còn hấp dẫn.

Những gói kích cầu kinh tế của chính phủ và đời sống cũng như quy mô tầng lớp trung lưu bùng nổ, có thể tạo ra bệ phóng để Vinamilk bùng nổ trong năm 2022. Với giá trị tài sản lớn, thị phần chiếm gần nửa thị trường sữa khi đạt gần 45% sau khi tiếp quản công ty sữa Mộc Châu. Trong khi đó, công ty sữa lớn thứ hai là Friesland Campina mới chỉ đạt thị phần 15,8%. Giá trị vốn hóa thị trường của VNM đạt 7,9 tỷ USD và cổ phiếu hiện đang giao dịch với PE 18 lần.

Từ năm 2017 diễn biến giá cổ phiếu VNM  vận động kém, gần như không tăng trưởng và có phần không theo được với chỉ số VN-Index. Các nhà đầu tư cũng  thất vọng với tốc độ tăng trưởng thu nhập chậm lại của Vinamilk. Tác nhân chính là do sự cạnh tranh gay gắt trong ngành sữa, Vinamilk không thể mở rộng nhanh chóng như mong muốn. Lợi nhuận ròng của công ty đã không tăng trong bốn năm qua.

Thị phần của Vinamilk từ năm 2018

***Điểm tin doanh nghiệp: POW doanh thu sụt giảm, ASM phát hành 77,6 triệu cổ phiếu, chia cổ tức 30%***

Tuy nhiên, sức mạnh của Vinamilk được thể hiện khi bất chấp ảnh hưởng nghiêm trọng của Covid vào năm 2021. Công ty vẫn có thể giữ lợi nhuận ròng ở mức như năm trước đây là điểm sáng và được giới đầu tư cũng như chuyên gia đánh giá cao. Tình hình trái ngược nằm ở nhiều công ty sữa quy mô nhỏ đang đứng trước bờ vực phá sản, hoặc phải đóng cửa hoàn toàn, điều này có thể sẽ để lại một thị trường rộng lớn hơn cho những người ở lại chiếm lĩnh thêm thị phần.

Gói kích cầu năm 2022 dự kiến của Chính phủ khoảng 35 tỷ USD, tương đương khoảng 10% GDP chắc chắn sẽ giúp thúc đẩy tiêu dùng và các công ty lớn như Vinamilk sẽ được hưởng lợi.

Báo cáo mới đây của Mckinsey về phong cách tiêu dùng hậu đại dịch Covid-19 của người Việt có thể mang tới động lực cho Vinamilk. Đáng chú ý là Mckiney đưa ra nhận định người dân ngày càng ưu tiên nhiều hơn cho các thương hiệu “cây nhà lá vườn”.

Các thương hiệu châu Á đang duy trì một vị trí vững chắc trong nhiều ngành hàng được người tiêu dùng ưa chuộng trên khắp châu Á, bao gồm cả ở Việt Nam. Ví dụ, trong ngành hàng tiêu dùng nhanh, các thương hiệu châu Á tăng doanh thu ở mức 9%/năm, so với 5% đối với các thương hiệu toàn cầu không có nguồn gốc châu Á. Ở Việt Nam, các công ty trong nước đã xây dựng các thương hiệu khá thành công gồm có VinFast trong lĩnh vực ô tô và Masan, Nutifood và Vinamilk trong FMCG.

Trong quý III/2021, doanh thu trong nước của Vinamilk đạt 13.572 tỷ đồng, tăng 3,7% so với cùng kỳ và 3,8% so với quý trước bất chấp ảnh hưởng từ các biện pháp giãn cách. Kết quả này đến từ nhu cầu đặc biệt cao đối với thực phẩm dinh dưỡng, bao gồm sữa, được cho là tốt cho sức khỏe và hệ miễn dịch trong giai đoạn đại dịch.

Vinamilk cũng cho thấy các động thái đầu tư quyết liệt và chấp nhận rủi ro khi mở rộng kinh doanh vào các thị trường tiềm năng. Cuối tháng 9 vừa qua, các sản phẩm đầu tiên của liên doanh Del Monte – Vinamilk đã ra mắt thị trường Philippines. Đây là một đảo quốc đông dân ở Đông Nam Á với dân số đứng thứ hai khu vực và thứ 8 châu Á.

Với đặc thù của một quốc gia đang phát triển, thu nhập người dân và mức tiêu thụ các sản phẩm sữa bình quân đầu người đang ngày càng tăng. Lãnh đạo công ty cũng xác định vị thế sẵn sàng cho các hoạt động M&A, trong đó ưu tiên tìm kiếm cơ hội đầu tư với các công ty sữa tại các quốc gia khác với mục đích mở rộng thị phần và tăng doanh số.

Dự báo tốc độ tăng trưởng kép lợi nhuận ròng sau lợi ích cổ đông thiểu số là 5% trong giai đoạn 2021-2024, chủ yếu dựa trên tăng trưởng của ngành và kỳ vọng việc Vinamilk sẽ có thị phần ổn định” theo các chuyên gia của công ty chứng khoán VCI nhận định.

Exit mobile version