Vingroup sẽ có lô vaccine đầu tiên vào đầu năm 2022

Vingroup sẽ có lô vaccine đầu tiên vào đầu năm 2022

Vingroup sẽ có lô vaccine đầu tiên vào đầu năm 2022

Theo thông tin từ Business Wire, vaccine do Vingroup tiếp nhận sản xuất chuyển giao từ công nghệ Mỹ ARCT-154 đã được cấp phép thử nghiệm lâm sàng và dự kiến sẽ xuất xưởng lô đầu tiên vào đầu năm 2022. 

Vaccine ARCT-154 do Vingroup tiếp nhận chuyển giao từ công nghệ của Mỹ để thử nghiệm và sản xuất tại Việt Nam. Đến nay vaccine này đã đi vào thử nghiệm giai đoạn 3b với hơn 20.000 tình nguyện viên trên cả nước.

Theo kế hoạch đề ra, một nửa số tình nguyện viên tham gia thử nghiệm giai đoạn 3b sẽ được tiêm 2 mũi vaccine, khoảng cách tiêm giữa mỗi liều là 28 ngày. Nửa số tình nguyện viên còn lại sẽ dùng giả dược. Hiện giai đoạn 2 và giai đoạn 3a của thử nghiệm vẫn đang diễn ra với số lượng lần lượt là trên hơn 300 người và 600 người.

Hiện giai đoạn thử nghiệm 2 và 3a của vaccine ARCT-154 vẫn đang được diễn ra

Ông Joseph Payne, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Arcturus chia sẻ, Arcturus cảm thấy hài lòng với tiến độ thử nghiệm hiện tại. Việc bắt đầu giai đoạn 3b sẽ giúp vaccine đến gần hơn với mục tiêu nộp đơn xin cấp phép khẩn cấp, theo kế hoạch dự kiến vào tháng 12 tới đây.

Trước đó, được sự hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam và Bộ Y Tế, Tập đoàn Vingroup đã có văn bản ký kết với Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Arcturus Therapeutics (Mỹ) tiếp nhận chuyển giao độc quyền công nghệ sản xuất vaccine phòng COVID-19.

ARCT-154 là vaccine được phát triển dựa theo công nghệ tiên tiến nhất hiện nay là saRNA (mRNA tự nhân bản). Đây là công nghệ mới, giúp kích thích miễn dịch kéo dài hơn trong khi cho phép sử dụng liều vaccine thấp hơn. Công nghệ vaccine mRNA tự nhân bản sẽ thích hợp để đáp ứng nhanh với các biến thể nCoV nhờ đặc tính hóa học, vật lý của mRNA vẫn giữ nguyên, kể cả với những thay đổi trình tự nhỏ cần thiết để phù hợp với các biến thể của virus.

Nhờ vậy, việc phát triển vaccine ARCT-154 đem đến hiệu quả phòng ngừa biến thể nCoV đơn giản và nhanh chóng, có khả năng chống lại các biến chủng mới nguy hiểm như Alpha, Beta, Delta, Gamma,…

ARCT-154 có khả năng chống lại các biến thể của virus, đặc biệt là chủng Delta

Theo thoả thuận, Arcturus sẽ cấp giấy phép độc quyền và Công ty CP Công nghệ Sinh học VinBioCare (công ty thành viên của Vingroup) tiến hành thử nghiệm và sản xuất vaccine phòng COVID-19 có tên VBC-COV19-154 (dựa trên sáng chế vaccine ARCT-154 của Arcturus).

Với năng lực sản xuất có thể lên tới 200 triệu liều/năm, dự kiến Vingroup sẽ cho ra đời những lô vaccine đầu tiên vào đầu năm 2022. Với việc tự chủ được sản xuất trong nước, giá vaccine vaccine ARCT-154 dự kiến sẽ rẻ hơn so với các sản phẩm cùng phân khúc đang đã được ra mắt trước đó trên thị trường. 

Vừa qua, tiến sĩ Nguyễn Ngô Quang, Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế chia sẻ với báo chí, vaccine ARCT-154 sử dụng công nghệ mRNA được phát triển trên cơ sở vaccine ARCT-021 đã có các kết quả nghiên cứu giai đoạn 1, 2 và 3 ở Mỹ và Singapore. Do đó, Hội đồng đạo đức đã cho phép để đảm bảo tiến độ và thời gian nhằm phục vụ cho công cuộc phòng, chống dịch ở Việt Nam, nghiên cứu này được triển khai gối đầu giai đoạn 2 và 3a.

Exit mobile version