Vinhomes sẽ chú trọng 3 nhóm bất động sản nào?

Vinhomes (thuộc Tập đoàn Vingroup) sẽ triển khai hoạt động kinh doanh dựa trên 3 trụ cột chính: bất động sản nhà ở, cho thuê văn phòng và bất động sản khu công nghiệp. Đây là định hướng có trong báo cáo gửi đến Sở giao dịch Chứng khoán Singapore (SGX) phục vụ cho việc phát hành 500 triệu USD trái phiếu chuyển đổi quốc tế, Vingroup đã tiết lộ kế hoạch trong tương lai.

Bất động sản nhà ở

Trong năm 2021 Vinhomes dự kiến cho ra mắt các dự án Wonder Park (Hà Nội), Vinhomes Cổ Loa (Hà Nội), Dream City (Hưng Yên), một dự án tại Quảng Ninh và một dự án tại Bắc Giang. Các đại đô thị được tiếp tục đẩy mạnh sau những thành công vượt trội trong vòng 3 năm qua. Tổng diện tích của các dự án này vào khoảng 9,6 triệu m2 (961 ha). Đây được xem như các dự án mang tính gối đầu đem lại nguồn thu cho Vinhomes trong những năm tới.

Mảng văn phòng

Vinhomes sẽ phát triển mạnh với thương hiệu VinOffice. Các dự án cho thuê văn phòng đã hoàn thành có tổng diện tích sàn 185.400 m2, tập trung ở Times City và VinOffice Đồng Khởi. Trong tương lai, Vinhomes dự kiến thiết lập hàng chục dự án với tổng diện tích lên tới 5,36 triệu m2 sàn, bắt đầu đẩy mạnh từ 2021 – 2022.

Các các căn hộ dịch vụ và cho thuê, các dự án shophouse liền kề các trung tâm thương mại, khu dân cư cũng sẽ được chú trọng. Tính đến hết năm ngoái, Vingroup đã phát triển 37 dự án shophouse, bán được hơn 2.300 căn. Vinhomes cũng triển khai các dự án biệt thự biển, nghỉ dưỡng gần các khu dân cư hoặc khách sạn Vinpearl.

Bất động sản công nghiệp

Báo cáo của Vingroup tiết lộ đến ngày 31/12/2020, Vinhomes có 11 dự án khu công nghiệp đang được triển khai, chủ yếu tại Hải Phòng và Quảng Ninh. Tổng diện tích các dự án vào khoảng 4.730 ha, có thể bắt đầu cho thuê từ năm 2023. Các dự án bất động sản khu công nghiệp được Vinhomes triển khai nhằm tận dụng điều kiện kinh tế vĩ mô thuận lợi, gia tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất.

Lĩnh vực kinh doanh bất động sản được coi là “gà đẻ trứng vàng” và là “xương sống” trong hệ sinh thái doanh nghiệp của tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Mặc dù vậy, tại công ty này tỷ phú Phạm Nhật Vượng chỉ nắm chức vụ thành viên hội đồng quản trị.

Hai cánh tay quan trọng giúp VinHomes vận hành một cách trơ tru chính là bà Phạm Diệu Linh – chủ tịch hội đồng quản trị Vinnhomes và ông Phạm Thiếu Hoa, CEO Vinhomes, một nhân vật khá kín tiếng. Ông Phạm Thiếu Hoa được xem là nhân vật có vị trí chủ chốt giúp Vinhomes phát triển quỹ đất lên đến hàng nghìn ha – một yếu tố quan trọng giúp ‘cỗ máy in tiền’ không bị gián đoạn. 

Với vai trò là cổ đông lớn của Vinhomes, từ khi thành lập, Vinhomes đã mang về nguồn doanh thu khổng lồ cho Tập đoàn mẹ là Vingroup. Như trong năm 2020, mặc dù nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản đều gặp khó khan vì dịch bệnh nhưng doanh nghiệp này lại đạt được kết quả rất khả quan. Nhà phát triển bất động sản này ghi nhận trên 71.500 tỷ đồng doanh thu và hơn 28.200 tỷ lãi ròng, tăng lần lượt 39% và 16% so với năm 2019.

Trong năm 2021, Vinhomes đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 90.000 tỷ đồng và lãi sau thuế 35.000 tỷ, lần lượt tăng 26% và 24% so với năm 2020.

Exit mobile version