VnDirect điểm tên các yếu tố cần lưu ý tháng 5: Căng thẳng Nga – Ukraine, động thái của Fed và lạm phát

ViMoney: VnDirect: Căng thẳng Nga - Ukraine, động thái của Fed và lạm phát là các yếu tố cần lưu ý tháng 5

Trong Báo cáo triển vọng tháng 5 mới công bố, Chứng khoán VNDirect thống kê, trong bối cảnh chứng khoán toàn cầu đi xuống, thị trường chứng khoán Việt Nam trụ vững trong 3 tháng đầu năm 2022. Tuy nhiên, sự sụt giảm mạnh trong tháng 4  đã khiến chứng khoán Việt Nam lọt vào Top các thị trường chứng khoán diễn biến kém nhất trong tháng 4 và cả 4 tháng đầu năm.

Chỉ số Dow Jones giảm 4,0% sv đầu tháng trong khi các thị trường Đông Nam Á diễn biến tích cực hơn, chỉ số JCI Indonesia (+ 2,0% sv đầu tháng), chỉ số FBMKLCI Malaysia (+ 0,3% sv đầu tháng), chỉ số PCOMP của Philippines (-2,5% sv đầu tháng), chỉ số SET của Thái Lan (-1,0% sv đầu tháng) và chỉ số STI của Singapore (-2,0% sv đầu tháng). Trong khi đó, VN-INDEX giảm mạnh 12,1% so với hồi đầu tháng 4.

ViMoney: VnDirect: Căng thẳng Nga - Ukraine, động thái của Fed và lạm phát là các yếu tố cần lưu ý tháng 5 h1

Đối với triển vọng tháng 5, VNDirect đánh giá tích cực với lực đẩy từ tốc độ hồi phục của nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng tốc trong những quý tới, kế hoạch kinh doanh khả quan cho năm 2022 được công bố trong Đại hội cổ đông thường niên và KQKD tích cực trong quý 1/2022. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số lo ngại về thị trường mà nhà đầu tư cần lưu ý:

Thứ nhất, căng thẳng Nga – Ukraine kéo dài hơn dự kiến và việc Trung Quốc phong tỏa nghiêm ngặt làm gia tăng lo ngại gián đoạn chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy yếu

Theo đó, các tổ chức nghiên cứu lớn đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu 0,5-0,9 điểm % cho năm 2022 để phản ánh tác động của căng thẳng giữa Nga-Ukraine. Hiện tại, tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 được dự báo trong khoảng 2,9-3,6% so với cùng kỳ, giảm từ mức 5,7% vào năm 2021. Mặt khác, tình hình COVID-19 và chính sách “Zero-COVID” ở Trung Quốc có nguy cơ lớn làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và có thể làm trầm trọng thêm tình trạng suy giảm tăng trưởng kinh tế vào năm 2022.

Thứ hai, Fed thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh hơn dự kiến

Theo thông tin từ biên bản cuộc họp mới nhất của FOMC, Fed đã ra dấu hiệu thu hẹp quy mô bảng cân đối kế toán sớm hơn dự kiến, có thể bắt đầu từ cuộc họp tiếp theo vào ngày 3-4 tháng 5. Fed dự kiến sẽ giảm lượng nắm giữ trái phiếu của mình với mức tối đa là 95 tỷ USD/tháng, bao gồm 60 tỷ USD trái phiếu Chính phủ và 35 tỷ USD trái phiếu doanh nghiệp được đảm bảo bằng thế chấp. Số tiền cắt giảm gần gấp đôi so với mức đỉnh 50 tỷ USD/tháng khi Fed thu hẹp bảng cân đối kế toán trong giai đoạn 2017-2019.

Biên bản cũng cho thấy một số quan chức Fed muốn tăng lãi suất thêm 0,5 điểm % trong cuộc tới thay vì mức tăng 0,25 điểm % mà họ đã thực hiện trong cuộc họp trước đó. Đội ngũ phân tích cho rằng thị trường đã phản ánh một phần lộ trình tăng lãi suất của FED, tuy nhiên, việc thắt chặt mạnh hơn dự kiến có thể ảnh hưởng đến tâm lý thị trường, bao gồm cả các thị trường phát triển và mới nổi.

Thứ ba, lạm phát trong nước cao hơn dự kiến có thể cản trở tăng trưởng kinh tế và khiến chính sách tiền tệ trở nên thắt chặt

Đội ngũ phân tích VNDirect nhận thấy rủi ro lạm phát gia tăng từ giờ cho đến cuối năm do tác động của cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine. Giá xăng dầu tăng mạnh làm gia tăng áp lực lạm phát đối với Việt Nam, đặc biệt là chỉ số giá giao thông. Theo dự báo CPI bình quân Quý 2 của Việt Nam ở mức 3,1% so với cùng kỳ (so với 1,9% trong Quý 1/2022).

Lạm phát trong nước cao hơn dự kiến có thể cản trở đà phục hồi kinh tế và khiến chính sách tiền tệ trở nên thắt chặt hơn. Ngân hàng Nhà nước có ít dư địa hơn để duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng nhằm hỗ trợ nền kinh tế. Bên cạnh đó, đồng USD mạnh lên cũng gây áp lực lên tỷ giá hối đoái của Việt Nam, dẫn đến nguy cơ rút vốn đầu tư gián tiếp khỏi Việt Nam, đồng thời gia tăng áp lực lên nợ công.

Exit mobile version