VNPT gửi ngân hàng 54.300 tỷ đồng

VNPT gửi ngân hàng 54.300 tỷ đồng

So vớicác doanh nghiệp lớn khác như Sabeco, ACV hay Hòa Phát, VNPT có lượng tiền gửi ngân hàng nhiều hơn, lên tới 54.300 tỷ đồng.

Tiền gửi ngân hàng của VNPT vượt nhiều “ông lớn”

Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2022 được kiểm toán vừa được Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) công bố.

Trong số đó, thông tin tập đoàn này có khoảng 54.300 tỷ đồng tiền nhàn rỗi, gồm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng kỳ hạn ngắn trong khoảng 3-12 tháng gây chú ý. Được biết, số tiền này tương ứng với 53% tổng tài sản doanh nghiệp.

Theo tìm hiểu, lượng tiền gửi của VNPT đã “vượt mặt” một số ông lớn như Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV, 32.994 tỷ đồng), Hòa Phát (34.592 tỷ đồng), Sabeco (23.500 tỷ đồng). Bởi khoản tiền nhàn rỗi lớn nên VNPT thu về 2.645 tỷ đồng lãi tiền gửi.

Năm 2022, doanh thu thuần của VNPT là 51.888 tỷ đồng, so với năm trước tăng nhẹ 1%. Trong đó, phần lớn doanh thu đến từ hoạt động cung cấp dịch vụ (74%) và dịch vụ viễn thông trả trước (24%).

Hoạt động thanh lý nhượng bán tài sản cố định, công cụ, dụng cụ giúp công ty thu về hơn 1.286 tỷ đồng. Nhờ khoản thu nhập này và lãi tiền gửi đã góp phần gia tăng lợi nhuận sau thuế cả năm, đạt 5.412 tỷ đồng, so với năm trước tăng 7%.

Nợ vay tài chính của VNPT thấp với hơn 1.929 tỷ đồng cả năm. Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu chỉ ở mức 0,03 lần. Tuy nhiên, tổng nợ phải trả của công ty là 30.533 tỷ đồng, chủ yếu là các khoản trả người bán ngắn hạn, trả người lao động, quỹ khen thưởng phúc lợi…

Vài nét về Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

VNPT là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ vào năm 2006. Năm 2010, Tập đoàn chuyển đổi hình thức doanh nghiệp thành công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu. Sau đó, VNPT đã thực hiện tái cơ cấu tổ chức.

Doanh nghiệp này kinh doanh chính về sản phẩm dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin…

Exit mobile version