Vòng xoáy lạm phát đe dọa đẩy giá cả leo thang trên toàn cầu

ViMoney: Vòng xoáy lạm phát đe dọa đẩy giá cả leo thang trên toàn cầu h1

Các nước trên thế giới đưa ra lệnh cấm xuất khẩu để ổn định giá cả trong nước. Nhưng điều này có thể tạo ra một vòng xoáy đẩy lạm phát toàn cầu tăng vọt.

Theo Wall Street Journal, các quốc gia trên hầu hết lục địa đã đưa ra những hạn chế và lệnh cấm mới đối với các sản phẩm từ lúa mì, ngô, dầu ăn đến đường. Đây là một đòn giáng mạnh vào thương mại toàn cầu, vốn đã bị tàn phá bởi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và tác động của đại dịch Covid-19.

Theo tính toán của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc, giá lương thực toàn cầu trong tháng 4 cao hơn 30% so với một năm trước đó.

Giá thịt tăng 17%, và giá ngũ cốc như lúa mì và ngô tăng 34%. Giá dầu thực vật cao hơn 46%.

ViMoney: Vòng xoáy lạm phát đe dọa đẩy giá cả leo thang trên toàn cầu h2

Theo tính toán của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc, giá lương thực toàn cầu trong tháng 4 cao hơn 30% so với một năm trước đó. Ảnh: Zuma Press.

Hầu hết các quốc gia khẳng định lệnh cấm chỉ là tạm thời, kéo dài vài tháng hoặc đến cuối năm. Ngày 26/5, Indonesia cho biết sẽ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ trong tuần này.Một loạt các lệnh cấm

Đầu tuần này, Malaysia cho biết họ sẽ ngừng xuất khẩu 3,6 triệu con gà mỗi tháng, bắt đầu từ ngày 1 tháng 6. Các lý do được đưa ra là nguồn cung khan hiếm và giá cao.

“Ưu tiên của chính phủ là người dân”, Thủ tướng Ismail Sabri Yaakob nói. Vào ngày 25 tháng 5, Ấn Độ cho biết họ sẽ đặt giới hạn đối với xuất khẩu đường trong giai đoạn từ ngày 1 tháng 6 đến ngày 31 tháng 10. Đầu tháng này, nước này đã cấm xuất khẩu lúa mì.

Indonesia – quốc gia sản xuất gần 60% lượng dầu cọ của thế giới – đã cấm xuất khẩu nhiều sản phẩm từ dầu cọ vào cuối tháng Tư. Động thái này nhằm hạ nhiệt giá dầu ăn trong nước.

Quyết định này đã làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu dầu ăn trên toàn cầu, sau khi chiến tranh giữa Nga và Ukraine làm gián đoạn nguồn cung dầu hướng dương từ Ukraine.

26 quốc gia đã đưa ra một số hạn chế đối với xuất khẩu thực phẩm hoặc phân bón vào năm 2022. Ảnh: Wall Street Journal.

Ngày 26/5, Tổng thống Indonesia Joko Widodo xác nhận trong vài tuần qua, giá dầu ăn tại nước này đã giảm khoảng 10%. Nguồn cung trong nước trở nên dồi dào hơn.

Nhưng giá dầu cọ toàn cầu đã tăng chóng mặt. Ngay cả ở Indonesia, giá vẫn còn. cao hơn mục tiêu của chính phủ 1 USD/ lít, gây khó khăn cho nhiều cư dân.

Cô Syari Kusumumastuti – một người bán nem ở ngoại ô Jakarta – đã phải tăng giá đồ rán. Bà than thở: “Dầu ăn đắt tiền đã làm tăng gánh nặng chi phí. Dầu thực vật được sử dụng trong hầu hết các món ăn Indonesia.

Tuy nhiên, những người nông dân ở Indonesia đã thúc giục chính phủ dỡ bỏ lệnh cấm. Các nhà máy trả lương cho họ ít hơn, vì trái cọ không có cơ hội xuất khẩu.

Tatok Sugiarto, một nông dân trồng cọ dầu trên đảo Sumatra, cho biết: “Hơn một nửa thu nhập của tôi đã bốc hơi. Hãy nghĩ xem, tôi sẽ trả tiền phân bón như thế nào”.

Vòng xoáy lạm phát

Theo Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế (có trụ sở tại Washington, DC), tổng cộng, 26 quốc gia đã đưa ra một số hình thức hạn chế đối với xuất khẩu thực phẩm hoặc phân bón vào năm 2022.

Con số này nhiều hơn so với thời điểm dịch Covid-19 bùng phát vào năm 2020, nhưng vẫn ít hơn năm 2018. Khi đó, 33 quốc gia đã đưa ra các biện pháp hạn chế do hạn hán, giá dầu cao dẫn đến lạm phát lương thực và lo ngại về nguồn cung.

Hầu hết các hạn chế mới có hiệu lực sau khi Nga xâm lược Ukraine vào cuối tháng Hai. Tính đến ngày 24 tháng 5, 23 quốc gia vẫn còn áp dụng các hạn chế.

Các nền kinh tế như Mỹ, Nhật Bản, Anh và Úc cũng đã áp đặt các hạn chế đối với xuất khẩu thực phẩm. Tuy nhiên, các hạn chế của họ chỉ nhằm vào Nga như một phần của các biện pháp trừng phạt nhằm vào Moscow.

Hàng chục mặt hàng đã bị ảnh hưởng bởi cơn bão hạn chế xuất khẩu. Argentina đưa ra lệnh cấm xuất khẩu thịt bò. Ghana cấm xuất khẩu ngô, gạo và đậu nành. Iran ngừng xuất khẩu khoai tây, cà tím và cà chua. Ai Cập cấm xuất khẩu đậu, dầu ô liu, đậu lăng đỏ, lúa mì, ngô và dầu ăn.

Các quốc gia này đều đang phải vật lộn với lạm phát cao. Theo nhà cung cấp dữ liệu CEIC, lạm phát hàng năm ở Ai Cập đạt 13% vào tháng Tư.

Con số này ở Ghana, Iran và Argentina lần lượt là 24%, 36% và 58%. Ở Lebanon, lạm phát hàng năm đạt 207% vào tháng trước.

Lệnh cấm cũng gây ra các vấn đề khác. Lệnh cấm xuất khẩu lúa mì đột ngột của Ấn Độ khiến giới buôn bán chao đảo. Tuần trước, hơn 4.000 xe tải chở đầy lúa mì đã bị mắc kẹt nhiều ngày bên ngoài cảng ở quận Kutch, bang Gujarat.

Chủ tịch Cảng vụ Deendayal Sanjay Mehta cho biết: “Cảng đã hoàn toàn xáo trộn.

Theo giới quan sát, rủi ro lớn nhất hiện nay là các lệnh cấm xuất khẩu tiếp tục gia tăng, tạo thêm áp lực lên giá toàn cầu.

Michele Ruta, nhà kinh tế tại Ngân hàng Thế giới, cho biết: “Các quốc gia khác có thể đưa ra các chính sách tương tự vì lý do tương tự. Điều này làm trầm trọng thêm vấn đề và có thể đẩy giá lên”. – cảnh báo.

Giáo sư Kym Anderson tại Đại học Adelaide (Australia) cho biết: “Các lệnh cấm càng kéo dài, càng có nhiều quốc gia tham gia, càng mất nhiều thời gian để ổn định giá cả”.

Ông nói thêm: “Các quốc gia đưa ra các lệnh cấm vì lợi ích của họ, nhưng hợp tác tạo ra kết quả tốt hơn.

Exit mobile version