Tether đã phản bác lại một báo cáo của Wall Street Journal nêu chi tiết về các giao dịch mờ ám được cho là của nó và Bitfinex để mở tài khoản ngân hàng.
Ai đang thống lĩnh thị trường stablecoin?
WSJ cáo buộc Tether làm tài liệu ma
Sau khi Forbes đặt nghi vấn về Binance, The Wall Street Journal cũng đánh vào chủ nhân của sàn giao dịch tiền điện tử Bitfinex – Tether.
Theo WSJ, các tài liệu bị rò rỉ tiết lộ rằng các cá nhân liên quan đến Tether và sàn giao dịch tiền điện tử Bitfinex đã làm giả các hóa đơn và giao dịch bán hàng, đưa sang bên thứ 3 để mở tài khoản ngân hàng “chui”.
Trước thông tin này, phía Tether kịch liệt phản bác, tuyên bố rằng WSJ có thể làm việc với các cá nhân mà họ cho là làm giả tài liệu, sử dụng các công ty ma để mở tài khoản ngân hàng trái phép.
Phía Tether đã gọi bài viết của WSJ là “những cáo buộc không căn cứ”.
“Bitfinex và Tether đều tuân thủ theo yêu cầu pháp lý chung về Đạo luật chống rửa tiền hay tài trợ khủng bố (AML)”. Đồng thời khẳng định công ty là đối tác tuyệt vời với các cơ quan thi hành luật pháp, thường xuyên hỗ trợ công nghệ miễn phí cho các cơ quan chức năng ở Mỹ và thế giới.
Paolo Ardoino – Giám đốc công nghệ của Tether và Bitfinex khẳng định các thông tin cáo buộc không đúng đồng thời ám chỉ các phóng viên WSJ là những chú hề.
Phía WSJ nói rằng thông qua hồ sơ rò rỉ, nếu sợi dây kết nối của Tether đứt thì đó sẽ là một thảm cảnh đối với thị trường tiền điện tử.
Theo WSJ, một thương nhân lớn của Trung Quốc đã cố gắng lách luật ngân hàng bằng cách cung cấp hóa đơn và hợp đồng bán hàng giả cho mỗi lần gửi và rút tiền. Điều này được Stephen Moore, một trong những chủ sở hữu của Tether Holdings Ltd. đã thừa nhận. Tuy nhiên, sau đó Moore không tiếp tục ủng hộ hành động này vì cho rằng quá rủi ro.
WSJ khẳng định Tether đã sử dụng hàng trăm triệu USD tài sản bị tịch thu và có nhiều cách thức để liên hệ với một tổ chức tài chính liên kết với công ty bị cáo buộc là rửa tiền cho tổ chức khủng bố đặc biệt. Hiện Bộ Tư pháp Mỹ đang điều tra động thái mờ ám của công ty này.
Tether có đang thống trị thị trường
Tether đã phải đối mặt với nhiều cáo buộc về hành vi sai trái trong vài tháng qua.
Không phủ nhận tiềm năng của “đế chế” Tether, tuy nhiên sự phát triển của tập đoàn này đã bị các nhà quản lý thị trường tài chính để mắt tới sau nhiều liên quan đến cáo buộc cho vay USDT bằng khoản thế chấp BTC và ETH.
Theo ViMoney, USDT bị “tố” là trò gian lận khi không có đủ chứng cứ chứng minh tỷ giá cân bằng 1:1 giữa USD và USDT. Tuy nhiên Tether Holdings lại tiếp tục “vẽ” ra thêm tiền khiến tổng lượng cung tăng vọt gần 15%.
Với số tài sản khổng lồ trên, Tether Holdings Ltd. trở thành lọt Top 50 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ.
Từ lâu, bí mật nguồn cung của Tether đã thách thức không ít các nhà điều tra và nghiên cứu. Thuyết âm mưu cho rằng nguồn cung USDT đang lưu hành hiện tại không được hỗ trợ 1:1 với USD như phía công ty tuyên bố.
Theo các nhà quản lý, số USD mà công ty này đang nắm giữ sẽ là mối nguy hại nếu một cú nổ lớn tương tự Terra xảy ra. Số tiền hoàn trả cho các nhà đầu tư nếu thị trường gặp “ngày tận thế” sẽ khiến Tether phá sản, thậm chí tổng tài sản còn không đủ để thực hiện thanh khoản mức độ cao như vậy.
Kể từ khi BUSD bị burn hàng tỷ USD khỏi tổng nguồn cung, ngày 16/2, vốn hóa USDT “chễm chệ” ở mức 71,5 tỷ USD. Cuộc chiến giữa SEC – Paxos – Binance USD sẽ còn nhiều tình tiết mới. Chưa biết hồi kết ra sao nhưng có vẻ Tether hưởng lợi không ít từ lùm xùm này.
Nguồn Cointelegraph
Trader_Z
Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác