Ripple coin là cái tên được nhắc đến rất nhiều trong khoảng từ đầu năm 2017 tới nay tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới, một đồng tiền điện tử có vốn hóa thị trường lớn chỉ sau Bitcoin, Ethereum. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem tiền điện tử Ripple (XRP) là gì? Cách thức hoạt động, mua bán và lưu trữ Ripple như thế nào để có thể sinh lời hiệu quả nhất.
Ripple là gì?
Ripple là tên của một công ty và là tên gọi chung của một loại tiền điện tử Ripple (XRP) và một hệ thống thanh toán tổng hợp theo thời gian thực (tiếng anh là real-time gross settlement systems -RTGS). Ripple được thành lập với mục tiêu trở thành một mạng lưới thanh toán toàn cầu, một nền tảng cho phép khách hàng, nhà đầu tư và các tổ chức tài chính giao dịch bằng bất kì loại tiền tệ nào sang các loại tiền tệ khác chỉ trong vài giây. Đây là một mục tiêu đầy tham vọng, nhằm loại bỏ việc sử dụng các hệ thống cũ hơn như Western Union hay SWIFT.
Ripple được chính thức phát hành lần đầu vào năm 2012 nhưng phiên bản đầu tiên đã được hình thành từ năm 2004 bởi Ryan Fugger với tên gọi là Ripplepay. Năm 2012, Fugger bàn giao dự án cho Jed McCaleb và Chris Larsen, và cùng nhau họ thành lập công ty công nghệ OpenCoin có trụ sở tại Mỹ.
Từ thời điểm đó, Ripple bắt đầu được xây dựng như một giao thức tập trung vào các giải pháp thanh toán cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính. Đến năm 2013, OpenCoin đổi tên thành Ripple Labs; và đến năm 2015, công ty chính thức lấy tên Ripple.
Ripple hiện thuộc sở hữu của công ty Ripple Laps.
XRP là gì?
XRP là một đồng coin được sử dụng để đại diện cho việc chuyển đổi giá trị trên mạng lưới Ripple. XRP có vài trò là bên trung gian cho các giao dịch khác bao gồm tiền điện tử và tiền tệ pháp định. Đồng coin XRP được xây dựng dành riêng cho các doanh nghiệp hay các tổ chức tài chính có thanh khoản các giao dịch xuyên biên giới.
Ban đầu, XRP có tổng cung là 100 tỷ coin được tạo ra, nhưng hiện tại lại không có dấu hiệu là XRP sẽ được đào hoặc tạo thêm. Do mỗi khi giao dịch lại có một lượng nhỏ XRP bị đốt nên Ripple sẽ không lo bị lạm phát.
Lợi ích của XRP
Đồng XRP Coin có rất nhiều lợi ích khi sử dụng, cụ thể như sau:
- Có thời gian giao dịch cực nhanh, một giao dịch chỉ mất khoảng 4 giây để xử lý.
- Đồng XRP có phí giao dịch cực rẻ chỉ khoảng 0.00001 USD cho mỗi giao dịch.
- Đặc biệt, theo thông báo của Ripple, công ty này hợp tác với nhiều ngân hàng lớn nhỏ như UBS, Santander, Bank of America, Standard Chartered, JP Morgan, Barclays, American Express.
- Blockchain của XRP được bổ sung thêm tính minh bạch và bảo mật cho các giao dịch bằng cách thêm từng giao dịch vào sổ cái công khai không thể thay đổi được.
- XRP có các giao dịch hoàn toàn ngang hàng.
XRP và Bitcoin
Về cơ bản thì Ripple và Bitcoin giống nhau là đều sử dụng công nghệ Blockchain, mạng giao dịch ngân hàng (peer-to-peer – P2P) không cần sự can thiệp của đơn vị trung gian thứ ba, đơn vị tiền tệ XRP của Ripple cũng là một loại tiền kỹ thuật số tương tự BTC. Ripple ra đời nhằm hỗ trợ cho Bitcoin chứ không phải làm đối thủ cạnh tranh, Ripple bản chất là một hệ thống thanh toán, còn Bitcoin là một phương tiện thanh toán và hướng tới là một loại tiền tệ.
Phương pháp xác thực giao dịch
Bitcoin là một loại tiền mã hóa vận hành dựa trên công nghệ Blockchain sử dụng khai thác (Proof of work).
Thay vì sử dụng khái niệm khai thác blockchain, mạng Ripple sử dụng một cơ chế đồng thuận phân tán duy nhất để xác thực các giao dịch trong đó các nút tham gia xác minh tính xác thực của giao dịch bằng cách thực hiện một cuộc thăm dò.
Kết quả là XRP vẫn phi tập trung, nhanh hơn và đáng tin cậy hơn nhiều đối thủ cạnh tranh. Điều đó cũng có nghĩa là hệ thống đồng thuận XRP tiêu thụ một lượng năng lượng không đáng kể so với Bitcoin.
XRP rẻ hơn và nhanh hơn Bitcoin
Do tính chất phức tạp và chuyên sâu của việc khai thác được sử dụng trong tiền điện tử, việc xác nhận giao dịch Bitcoin có thể lâu hơn và có liên quan đến chi phí giao dịch cao. Các giao dịch XRP được xác nhận trong vòng vài giây và thường diễn ra với chi phí rất thấp.
Tương tự như phí xử lý giao dịch Bitcoin, các giao dịch XRP cũng tính phí. Mỗi lần giao dịch được thực hiện trên mạng Ripple, một lượng nhỏ XRP sẽ được tính cho người dùng (cá nhân hoặc tổ chức).
XRP có nhiều nguồn cung hơn trên thị trường
Khoảng 1 tỷ XRP đã được khai thác trước khi ra mắt và được các nhà đầu tư chính phát hành dần dần vào thị trường. Ngược lại, nguồn cung của Bitcoin bị giới hạn ở mức 21 triệu, có nghĩa là sẽ chỉ có 21 triệu Bitcoin tồn tại. Sự khan hiếm của BTC đã thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư đối với tiềm năng của nó như một kho lưu trữ giá trị.
XRP và Bitcoin có các cơ chế lưu thông khác nhau
Ripple không được thiết kế để khai thác. Đó là lý do tại sao hai loại tiền tệ này rất khác nhau.
Bitcoin được phát hành và thêm vào mạng khi thợ đào tìm thấy chúng. Chúng không tuân thủ lịch trình phát hành và nguồn cung chủ yếu phụ thuộc vào tốc độ mạng và độ khó của thuật toán được sử dụng để khai thác Bitcoin.
Hợp đồng thông minh kiểm soát việc phát hành XRP. Ripple đã lên kế hoạch phát hành tối đa 1 tỷ mã thông báo XRP mỗi tháng theo sự điều chỉnh của hợp đồng thông minh tích hợp sẵn; số lượng phát hành hiện tại là hơn 50 tỷ.
Bất kỳ phần XRP nào chưa sử dụng trong một tháng cụ thể sẽ được chuyển trở lại tài khoản ủy thác giữ. Cơ chế này đảm bảo rằng không cung cấp quá nhiều tiền điện tử XRP và đảm bảo quá trình phát hành diễn ra dần dần.
Giá trị sử dụng
Bitcoin được sử dụng với khả năng của tiền tệ. Mục tiêu của Ripple là sử dụng nó để chuyển tiền tệ hoặc hàng hóa khác như dầu hoặc vàng qua mạng.
Mạng lưới Ripple là một sàn giao dịch tiền tệ hoàn toàn phi tập trung, trong khi Bitcoin đòi hỏi những sàn giao dịch tập trung. Nó có nghĩa là người dùng có ý định đổi XRP lấy USD; có thể thực hiện điều đó trong mạng Ripple mà không cần bất kỳ bên trung gian hoặc bên thứ ba nào.
Ưu điểm của Ripple
- Không lạm phát: Tất cả các token đều được “đúc” ngay từ đầu và đã tồn tại
- Càng được nhiều ngân hàng sử dụng, giá trị của XRP càng cao
- Ripple hợp tác với hơn 100 ngân hàng bao gồm một số ngân hàng lớn như Bank of America, UBS, Standard Chartered, Barclays, JP Morgan, Santander và American Express. Nếu một ngày, tất cả các ngân hàng quyết định sử dụng XRP như một loại tiền tệ ngân hàng thống nhất thay vì xử lý các giao dịch tiền tệ (fiat) của từng nước, thì đây sẽ là tin cực tốt cho những holder XRP
- Ripple là một tổ chức chính thức được nhiều ngân hàng tin tưởng; chứ không phải là một startup Blockchain.
Nhược điểm của Ripple
- Mang tính tập trung cao: Vì các đồng coin đã được “đúc” nên các nhà phát triển Ripple có thể quyết định khi nào và bao nhiêu coin sẽ được phát hành, hoặc không phát hành. Vì vậy, về cơ bản giống như đầu tư vào cổ phiếu
- Là mã nguồn mở nên một khi code bị hacker truy cập thành công, khả năng bị hack sẽ khá cao.
Tổng quan về sự biến động giá của XRP
Trong giai đoạn từ năm 2017 đến nay, giá trị Ripple Coin từng trải qua không ít thăng trầm biến động. Cụ thể vào năm 2017, XRP thậm chí chưa vượt nổi mức giá 0.05 USD. Thời điểm đó, đất nước nhà đầu tư tin rằng một đồng coin có tổng nguồn cung 100 tỷ USD có khả năng đạt giá trị 1 USD.
Đến cuối năm 2017, XRP bắt đầu vượt lên mức giá 2 USD, một mức tăng không tưởng chỉ trong vài tháng. Bước sang đầu năm 2018, giá của Ripple Coin lần đầu tiên thiết lập kỷ lục 3.4 USD tăng hơn 35.000% so với thời điểm chạm đáy 0.00268621 USD (năm 2014).
Kể từ cuối năm 2020 đến đầu năm 2021, đồng XRP bắt đầu có nhiều bứt phá mạnh mẽ. Tuy vậy cũng trong cuối năm 2020, Ripple lại bị vướng phải vụ kiện tụng với Ủy ban Chứng khoán Mỹ SEC. Cơ quan này cáo buộc rằng Ripple đã mở bán mã thông báo XRP như một loại chứng khoán mà chưa được cho phép.
Sau hành động của SEC, giá của XRP đã giảm mạnh, có gần 50 sàn giao dịch đã tạm ngừng giao dịch hoặc hủy niêm yết XRP và XRP đã mất 75% giá trị tại thời điểm đó. Những người đang nắm giữ XRP đã bán tháo lượng XRP sau đơn kiện của SEC.
Những tưởng Ripple sẽ phải trải qua một năm 2021 đầy khó khăn. Thế nhưng hầu hết chỉ số tăng trưởng của Ripple đều rất khả quan. Đồng XRP từng có lúc hất cẳng cả BNB, USDT để vươn lên top 3 mã tiền điện tử có vốn hóa cao nhất, chỉ sau đồng BTC và ETH.
Thành tựu và sản phẩm của Ripple
XRP Ledger (XRPL)
Dựa trên dự án của Fugger và lấy cảm hứng từ sự ra đời của Bitcoin, năm 2012, Ripple đã triển khai Ripple Consensus Ledger (RCL), và cho ra đời đồng tiền điện tử XRP. RCL về sau đã được đổi tên thành XRP Ledger (XRPL).
XRPL hoạt động như một hệ thống kinh tế phân tán cung cấp các dịch vụ giao dịch cho nhiều cặp tiền tệ và còn lưu trữ tất cả thông tin kế toán của những người tham gia mạng.
XRPL như một sổ cái phân tán mã nguồn mở của Ripple, cho phép thực hiện các giao dịch đúng theo thời gian thực. Các giao dịch sẽ được bảo đảm & xác minh bởi những người tham gia thông qua cơ chế đồng thuận.
Không giống Bitcoin, XRP Ledger không dựa trên thuật toán Proof of Work (POW). Vì thế, nó không dựa vào quá trình đào để xác minh các giao dịch. Thay vào đó, sự đồng thuận của mạng lại thông qua thuật toán đồng thuận tùy chỉnh của nó – gọi là Thuật toán Đồng thuận Giao thức Ripple (RPCA).
RippleNet
RippleNet lại trái ngược so với XRPL. RippleNet là độc quyền của công ty Ripple và được xây dựng trên nền tảng XRPL như một mạng lưới thanh toán và giao dịch.
RippleNet hiện cung cấp một bộ gồm 3 sản phẩm được thiết kế như một hệ thống giải pháp thanh toán cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính. 3 sản phẩm đó là: xRapid, xCurrent và xVia.
Tuy nhiên, không phải tất cả các sản phẩm của Ripple đều có giá trị tương đương với XRP và thị trường 35 tỷ USD của nó.
Ripple không chỉ xác nhận sản phẩm của mình rẻ hơn và nhanh hơn, thêm vào đó nó còn cho thấy rằng chúng có hiệu quả hơn các dịch vụ trên thị trường hiện nay.
xRapid
Hiểu một cách đơn giản, xRapid là một giải pháp thanh khoản. Các doanh nghiệp tham gia có thể đổi tài sản thông qua đồng XRP cho phép thời gian xác nhận nhanh hơn và chi phí thấp hơn so với các phương pháp truyền thống.
xCurrent
xCurrent sử dụng một sổ cái phân tán có tên là Interledger được phát triển bởi Ripple nhưng hiện đang được quản lý bởi World Wide Web Consortium, một tổ chức phi lợi nhuận duy trì các tiêu chuẩn quốc tế cho web trên toàn thế giới.
Giải pháp này hiện đang được sử dụng nhiều nhất trên các nền tảng của Ripple với sự đăng ký tham gia của hơn 100 tổ chức tài chính. Rất nhiều trong số đó đã xong giai đoạn thử nghiệm và đang sử dụng xCurrent cho các giao dịch trực tiếp.
xCurrent hiện chỉ hoạt động tốt với các khoản thanh toán xuyên biên giới nơi cặp tiền giao dịch có tính thanh khoản cao như cặp EURO/USD hoặc USD/JPY…
xVia
xVia là giao diện người dùng được thiết kế để làm cho xCurrent và xRapid dễ sử dụng hơn. Thông qua tích hợp API, nó cung cấp kết nối cho các tổ chức tài chính sử dụng các sản phẩm của Ripple cũng như theo dõi thanh toán và tạo hóa đơn
Có nên đầu tư vào XRP?
Ripple là đồng tiền điện tử phổ biến và có vốn hóa thị trường lớn thứ 3 chỉ sau Bitcoin và Ethereum. Tuy nhiên, không giống như hai loại loại trên, bạn không thể đào Ripple. Chỉ có 100 tỷ token XRP và tất cả đã được phát hành. Khoảng 40% trong số đó đang được lưu hành, còn lại là tài sản của Ripple Labs.
Số lượng token này sẽ dần dần được cung cấp ra thị trường theo từng phần, dự tính là 1 tỷ token mỗi tháng. Điều này để cho các nhà đầu tư có thể tin tưởng rằng tất cả sẽ không được bán ra cùng một lúc gây ảnh hưởng tiêu cực lên giá token.
Trên thực tế, không ai có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng Ripple có đáng để đầu tư hay không. Giá trị của nó đã tăng lên rất nhiều kể từ khi thành lập nhưng tương lai thì rất khó có thể đoán trước. Thị trường tiền điện tử là một thị trường tiềm năng nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro.
Tương tự như các đồng tiền điện tử nào khác, giá của XRP biến động rất mạnh qua thời gian. Vì thế, nếu bạn muốn đầu tư vào XRP hay bất cứ đồng tiền nào khác, hãy chắc chắn bạn luôn theo sát thị trường để có những quyết định đầu tư chính xác thay vì chạy theo đám đông.