Xu hướng cấm tiền điện tử của các khu vực pháp lý vẫn chưa dừng lại

Kosovo cấm khai thác tiền điện tử trong bối cảnh thiếu điện trầm trọng

Chỉ trong vòng 3 năm qua, số lượng khu vực đưa ra các lệnh cấm tiền điện tử hoặc các lệnh cấm ngầm đối với lĩnh vực tài sản kỹ thuật số đã tăng gấp 2 lần và xu hướng này vẫn chưa có dấu hiệu chậm lại.

Xu hướng cấm tiền điện tử lan rộng tới nhiều khu vực pháp lý

Mặc dù 2021 là một năm phát triển thuật lợi đối với ngành công nghiệp tài sản số về hiệu suất hoạt động trê thị trường nhưng số lượng các khu vực pháp lý đưa ra những hạn chế hoặc thậm chí là cấm hoàn toàn tiền điện tử đã tăng gấp 2 lần kể từ hồi 2018 đến giờ.

Theo báo cáo chi tiết của Thư viện Quốc hội Mỹ (LOC), hiện nay đã có 9 khu vực pháp lý đang áp dụng lệnh cấm hoàn toàn đối với lĩnh vực tài sản kỹ thuật số và có tới 42 khu vực áp dụng các “lệnh cấm ngầm”. Vào năm 2018, những số liệu này chỉ dừng lại ở 8 và 15 khu vực tương ứng.

Thư viện Quốc hội Mỹ (LOC) là thư viện quốc gia của Mỹ đồng thời cũng là nơi Thượng viện Mỹ thực hiện các cuộc nghiên cứu khi cần thiết.

Theo định nghĩa trong báo cáo của Thư viện Quốc hội Mỹ, lệnh cấm tuyệt đối là quy định “bất kỳ một giao dịch hoặc hoạt động sở hữu nào liên quan đến tài sản kỹ thuật số” đều bị coi là hành vi phạm tội. Trong khi đó, “lệnh cấm ngầm” quy định về việc cấm các ngân hàng, các sàn giao dịch tiền điện tử và các tổ chức tài chính kinh doanh hoặc cung cấp các dịch vụ cá nhân liên quan đến hoạt động tiền điện tử đều không được phép thực hiện.

Lệnh hạn chế và cấm đối với lĩnh vực tài sản kỹ thuật số

Các khu vực pháp lý mới công bố lệnh cấm tuyệt đối đối với lĩnh vực tài sản kỹ thuật số bao gồm: Ai Cập, Iraq, Qatar, Oman, Morocco, Algeria, Tunisia, Bangladesh và Trung Quốc. Trong năm 2021, sự kiện Trung Quốc cấm tiền điện tử được coi là một trong những sự kiện nhận được nhiều sự quan tâm nhất của cộng đồng các nhà giao dịch.

Mặc dù vậy, xu hướng cấm hoặc hạn chế tiền điện tử của các quốc gia vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Bên cạnh 51 khu vực pháp lý đang ban hành lệnh cấm đối với lĩnh vực tiền điện tử thì đã có tới 103 khu vực áp dụng luật chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố (AML/CFT). So với năm 2018 chỉ với 33 khu vực áp dụng luật này, con số đã tăng gấp 3 lần.

Vào tháng 11/2021 vừa qua, cơ quan giám sát tài chính và Cơ quan bảo vệ môi trường Thụy Điển đã lên tiếng kêu gọi lệnh cấm khai thác Proof of Work (PoW) do lượng điện năng sử dụng và chi phí môi trường tăng cao. Động thái này của các cơ quan quản lý đã vấp phải sự phản đối gay gắt của Melanion Capital có trụ sở tại Paris khi đơn vị này cho rằng việc chống lại các hoạt động khai thác là hoàn toàn không đúng.

Bắt đầu từ tháng 2/2021, Estonia, quốc gia láng giềng của Thụy Điển cũng tiến hành áp dụng các quy tắc AML/CFT. Theo đó, các quy tắc này sẽ làm thay đổi khái niệm về nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo (VASP), đồng thời cũng cho thấy lệnh cấm ngầm đối với lĩnh vực tài chính phi tập trung (DeFi) và đồng tiền điện tử Bitcoin.

Vào năm ngoái, chính phủ Ấn Độ cũng tạo ra một làn sóng lo ngại khi các nhà lập pháp tại quốc gia này xem xét lệnh cấm đối với tiền kỹ thuật số. Tuy nhiên, trên thực tế, Ấn Độ đã không áp dụng một lệnh cấm hoàn toàn đối với lĩnh vực này mà chỉ áp dụng một số điều chỉnh nhằm nỗ lực đặt tiền mã hóa dưới duyền kiểm soát của Ủy ban Chứng khoán và giao dịch Ấn Độ (SEBI) và cơ quan giảm sát quy định của các sàn giao dịch tiền điện tử địa phương.

Mặc dù vậy, Ấn Độ vẫn để ngỏ khả năng có thể áp dụng một lệnh cấm hoàn toàn trong tương lai.

Nguồn: Cointelegraph

Exit mobile version