Xuất nhập khẩu 2021: Tăng 100 tỷ USD, 2 nhóm mới cán mốc chục tỷ USD

Xuất nhập khẩu 2021: Tăng 100 tỷ USD, 2 nhóm mới cán mốc chục tỷ USD

Sắt thép và phương tiện vẩn tải, phụ tùng là 2 nhóm mới đạt được mốc chục tỷ USD trong hoạt động xuất nhập khẩu 2021.

Xuất nhập khẩu 2021: Đạt 668,55 tỷ USD, tăng 100 tỷ USD

Dữ liệu của Tổng cục Hải quan về hoạt động xuất nhập khẩu 2021 cho thấy, quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2021 so với năm 2020 tăng tới hơn 100 tỷ USD, đạt 668,55 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu tăng 19% so với năm 2020, đạt hơn 336,3 tỷ USD; nhập khẩu đạt 332,2 tỷ USD, con số này tăng 26,5% so với năm ngoái. Kết quả chung, Việt Nam năm 2021 xuất siêu hơn 4 tỷ USD.

Theo đó, cả nước, xuất khẩu đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên là 8 nhóm hàng, so với năm 2020 tăng 2 nhóm. Trọng đó, giữ vị trí số 1 vẫn là điện thoại và linh kiện với 57,54 tỷ USD, tăng 12,4%.

Ngoài ra, có 2 nhóm mới đạt mốc chục tỷ USD gồm có sắt thép (13,1 triệu tấn), kim ngạch đạt 11,8 tỷ USD tăng tới 124,3% về kim ngạch và tăng 32,9% về lượng. Nhóm thứ 2 là phương tiện vận tải và phụ tùng với kim ngạch 10,62 tỷ USD, tăng 16,8%.

Về hoạt động nhập khẩu, có 6 nhóm hàng kim ngạch đạt 10 tỷ USD trở lên. Trong đó, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng lớn nhất, đạt 75,44 tỷ USD, so với năm 2020 tăng 17,9%. Nhóm hàng này xuất khẩu cũng đạt 50,83 tỷ USD. Nếu tính tổng cả kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu, nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng đầu tiên của cả nước đạt quy mô từ 100 tỷ USD trở lên.

Việt Nam chỉ cần duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng 10% trong năm nay thì xuất nhập khẩu cả nước năm 2022 sẽ vượt mốc 700 tỷ USD.

Cú bứt phá của ngành xuất nhập khẩu

Mặc dù chịu ảnh hưởng không nhỏ từ dịch Covid-19 nhưng tại những thời điểm then chốt, xuất nhập khẩu của Việt Nam đã tìm cách bứt phá thành công.

dịch vụ xuất nhập khẩu

602 tỷ USD là tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt được tính đến hết tháng 11. Theo dự báo, kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2021 của nước ta sẽ vượt mốc 660 tỷ USD, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế.

Bộ Công Thương đã nỗ lực, thực hiện nhiều giải pháp vào tháng cuối của năm 2021 để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu. Cụ thể, Bộ này đã tập trung củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu. Trong đó, đặc biệt chú trọng việc thực hiện các Hiệp định thương mại tự do, nhất là các Hiệp định thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA)…

Bộ Công Thương cũng ưu tiên triển khai hoạt động xúc tiến xuất khẩu, theo dõi sát sao các thị trường nhằm rà soát, xác định các loại hàng hóa đang là nhu cầu nhập khẩu của các nước nhằm khai thác cũng như thúc đẩy xuất khẩu.

Ngoài ra, Bộ Công Thương còn đồng thời đẩy mạnh việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính. Các thủ tục hành chính về lĩnh vực xuất nhập khẩu sẽ được tập trung triển khai theo Cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN… góp phần giúp Hiệp hội và doanh nghiệp thuận lợi trong việc tham gia hoạt động xuất nhập khẩu.

Cát Anh (T/h)

Exit mobile version