Thị trường tiếp tục duy trì đà hồi phục trong tuần giao dịch từ 18-22/7. Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, VN-Index đứng ở mức 1.194,76 điểm, tương ứng tăng 15,51 điểm (1,32%) so với tuần trước đó. Tương tự, HNX-Index tăng 4,43 điểm (1,56%) lên 288,83 điểm, còn UPCoM-Index tăng 1,52 điểm (1,74%) lên 88,84 điểm.
Thanh khoản thị trường có sự cải thiện so với tuần trước. Tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 14.376 tỷ đồng/phiên, tăng 6,3%, trong đó, giá trị khớp lệnh bình quân đạt 13.000 tỷ đồng/phiên, tăng gần 8%.
Các nhóm ngành cổ phiếu có sự luân phiên hồi phục. Trong top 30 vốn hóa toàn thị trường có 23 mã tăng, trong khi có 7 mã giảm giá. Nhóm dầu khí biến động tích cực trước sự hồi phục của giá dầu thế giới. Trong đó, GAS của PV GAS ( HoSE: GAS ) tăng mạnh nhất nhóm 30 vốn hóa lớn với 10,6%. Tương tự, BSR của Lọc – Hóa dầu Bình Sơn ( UPCoM: BSR ) cũng tăng gần 10%.
VIB của Ngân hàng Quốc tế Việt Nam ( HoSE: VIB ) đứng thứ 3 trong danh sách tăng giá ở top 30 vốn hóa với 8%. VIB công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.000 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 30%, tiếp tục trong nhóm dẫn đầu thị trường.
Ở chiều ngược lại, VIC của Vingroup ( HoSE: VIC ) giảm mạnh nhất nhóm này với 4,45%. HPG của Hòa Phát ( HoSE: HPG ) cũng giảm 4,3%.
Tăng giá
Cổ phiếu tăng giá mạnh nhất sàn HoSE là ST8 của Siêu Thanh (HoSE: ST8) với 25%. Theo một thông báo mới đây, 28/7 sẽ là ngày đăng ký cuối cùng để doanh nghiệp này trả cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 85% (8.500 đồng/cp).
10 cổ phiếu tăng mạnh nhất HoSE. |
Cổ phiếu DGW của Digiworld ( HoSE: DGW ) với hơn 16%. Đơn vị cũng mới công bố doanh thu kế hoạch quý III đạt 6.500 tỷ đồng, tăng 70%; lãi sau thuế 200 tỷ đồng, tăng 87% so với cùng kỳ năm trước. Trong quý II, doanh nghiệp ước đạt doanh thu 4.801 tỷ đồng, tăng 14%; lãi sau thuế 140 tỷ đồng, tăng 21% so với quý 2/2021.
Ở sàn HNX, cổ phiếu CMS của CMH Group ( HNX: CMS ) tăng mạnh nhất với 48,7%. Theo kết quả chào bán riêng lẻ, đơn vị này đã phân phối hơn 8,25 triệu cổ phiếu, tương ứng gần 24% tổng số cổ phiếu chào bán với giá 10.000 đồng/cp. Số cổ phiếu trên được phân phối cho 7 nhà đầu tư cá nhân trong nước.
Đứng thứ 2 trong danh sách tăng giá sàn này là CLM của Xuất nhập khẩu Than – Vinacomin ( HNX: CLM ) với.
|
10 cổ phiếu tăng mạnh nhất HNX. |
Tại sàn UPCoM, HGW của Công trình đô thị Hậu Giang ( UPCoM: HGW ) tăng mạnh nhất với gần 69%. Tuy nhiên, thanh khoản của cổ phiếu này duy trì ở mức thấp. Tương tự HGW, các cổ phiếu tăng giá mạnh sàn UPCoM đều có thanh khoản rất thấp.
|
10 cổ phiếu tăng mạnh nhất UPCoM. |
Giảm giá
Cổ phiếu CTF của City Auto ( HoSE: CTF ) giảm mạnh nhất sàn HoSE với gần 17%. CTF đã có sự điều chỉnh mạnh sau khi đạt đỉnh 27.800 đồng/cp vào phiên 18/7.
|
10 cổ phiếu giảm mạnh nhất HoSE. |
VDS của Chứng khoán Rồng Việt ( HoSE: VDS ) gây bất ngờ khi giảm hơn 6%. Doanh nghiệp này đã công bố BCTC quý II với kết quả tiêu cực khi báo lỗ sau thuế đến 234 tỷ đồng trong khi cùng kỳ vẫn lãi gần 149 tỷ đồng. Quý II này cũng là quý có mức lỗ lớn nhất của VDSC kể từ ngày đầu thành lập.
Tại sàn HNX, cổ phiếu BST của Sách và Thiết bị Bình Thuận ( HNX: BST ) giảm mạnh nhất với hơn 19%. Tuy nhiên, BST thuộc nhóm có thanh khoản rất thấp. Bên cạnh BST, các cổ phiếu trong danh sách giảm giá mạnh sàn HNX đều có thanh khoản rất thấp.
|
10 cổ phiếu giảm mạnh nhất HNX. |
Ở sàn UPCoM, toàn bộ các cổ phiếu giảm mạnh đều nằm trong diện thanh khoản thấp. Cổ phiếu giảm mạnh nhất là DHN của Dược Hà Nội ( UPCoM: DHN ) với 40%. Trong tuần, DHN chỉ giao dịch duy nhất ở phiên cuối tuần với khối lượng 100 đơn vị.
|
10 cổ phiếu giảm mạnh nhất UPCoM. |