Nguồn tin của Reuters cho biết, Tập đoàn Sinopec của Trung Quốc đã dừng 2 dự án lớn tại Nga.
Dừng 2 dự án của tập đoàn dầu khí Trung Quốc tại Nga
Liên quan đến việc Nga tiến hành chiến sự quân sự đặc biệt tại Nga – Ukraine, Mỹ và các nước phương Tây đã áp đặt nhiều lệnh trừng phạt lên Nga. Trong đó, Mỹ đã dừng hoạt động nhập khẩu dầu của nước nay. Các nước phương Tây như Anh hay EU cũng đã có kế hoạch cho việc cắt giảm sự phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu của Nga.
Dù Bắc Kinh nhiều lần lên tiếng phản đối các lệnh trừng phạt, khẳng định sẽ duy trì giao thương bình thường với Nga cũng như từ chối lên án hành động của Moskva tại Ukraine nhưng theo Reuters, chính phủ quốc gia này vẫn đang thận trọng trong hoạt động đầu tư tại Nga.
Được biết, kể từ khi xảy ra xung đột Nga – Ukraine xảy ra, Sinopec, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC), Tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) – 3 gã khổng lồ năng lượng của Trung Quốc đã tiến hành đánh giá tác động của lệnh trừng phạt đối với số tiền hàng tỷ USD nước này đầu tư vào Nga.
Theo nguồn tin của Reuters, mới đây, tập đoàn Sinopec của Trung Quốc đã dừng 2 dự án lớn tại Nga,gồm có dự án về hóa dầu tại Amur và dự án liên doanh tiếp thị khí đốt với nhà sản xuất khí đốt Novatek.
Trong dự án Amur, Sinopec đã góp khoảng nửa tỷ USD với nhà sản xuất hóa dầu lớn nhất của Nga – Sibur. Sau khi Sinopec biết được các cổ đông của Sibur và thành viên hội đồng quản trị Gennady Timchenko bị phương Tây trừng phạt, dự án này đã bị dừng.
Phía Sibur cho biết vẫn đang tiếp tục hợp tác với Sinopec, trong đó có cả hợp tác triển khai nhà máy Amur.
Đại diện của Sibur trả lời trên Reuters rằng, Sinopec đang tham gia tích cực vào việc quản lý xây dựng dự án, gồm có việc cung cấp thiết bị, làm việc với các nhà cung cấp và nhà thầu. 2 bên cũng đang làm việc liên quan đến các vấn đề tài chính cho dự án.
Dự án thứ hai cũng bị dừng do lo ngại một trong những cổ đông của Novatek – Sberbank nằm trong danh sách trừng phạt mới nhất của Mỹ. Về vấn đề này, Novatek đã từ chối bình luận.
Theo giám đốc điều hành tại một công ty dầu khí nhà nước thì “các công ty tuân theo chặt chẽ chính sách đối ngoại của Bắc Kinh trong cuộc khủng hoảng này” và “Không có chỗ cho các công ty thực hiện bất kỳ sáng kiến nào về đầu tư mới”.
Cảnh báo của Tổng thống Mỹ với Bắc Kinh
Qua tìm hiểu, lãnh đạo 3 tập đoàn năng lượng đã được Bộ Ngoại giao Trung Quốc triệu tập để xem xét mối quan hệ kinh doanh của họ với các đối tác Nga và hoạt động địa phương. Có nguồn tin nói rằng, cơ quan này đã kêu gọi các tập đoàn không hấp tấp khi mua tài sản của Nga.
Phía 3 tập đoàn năng lượng cũng thành lập nhóm chuyên trách về các vấn đề liên quan đến Nga. Họ đang lên các kế hoạch dự phòng cho sự gián đoạn kinh doanh cũng như trường hợp phải chịu các lệnh trừng phạt thứ cấp.
Sau khi cảnh báo với Chủ tịch Tập Cận Bình rằng Bắc Kinh có thể hối tiếc nếu đứng về phía Nga thì hôm thứ năm (24/3), Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng, Trung Quốc biết rõ tương lai kinh tế của họ gắn liền với phương Tây.
Các công ty dầu khí toàn cầu như Shell, BP, Equinor đều cam kết rằng sẽ rút khỏi các hoạt động tại Nga ngay sau ngày 24/2 ngay sau hôm 24/2.