Đối với siêu tỷ phú, năm 2021 là một năm thu được nhiều lợi nhuận, thua lỗ nặng nề và kiểm duyệt gắt gao. Mức độ giàu có của Elon Musk vượt qua “ông vua dầu mỏ” John Rockefeller, giám đốc quỹ đầu cơ Bill Hwang một tay châm ngòi cho “khoản lỗ trong một ngày lớn nhất lịch sử”.
Trong năm thứ hai khi dịch bệnh hoành hành khắp thế giới, thị trường chứng khoán đã tăng vọt. Định giá của hầu hết mọi thứ từ nhà sang trọng đến tiền điện tử cho đến hàng hóa đều tiếp tục tăng. Tổng tài sản của 500 người giàu nhất thế giới đã tăng hơn 1 nghìn tỷ USD. Một năm thuận lợi cho hầu hết giới siêu tỷ phú.
Năm 2021 là năm của siêu tỷ phú
Theo Bloomberg, khối tài sản của người giàu tiếp tục tăng lên, trong đó 10 người giàu có tài sản trị giá hơn 100 tỷ USD và hơn 200 người có tài sản hơn 10 tỷ USD. Ông chủ Tesla – Elon Musk đã trở thành người giàu nhất trong lịch sử thế giới hiện đại và giá trị tài sản ròng của 500 tỷ phú vượt hơn 8,4 nghìn tỷ USD, nhiều hơn GDP của tất cả các quốc gia ngoại trừ Mỹ và Trung Quốc.
Khối tài sản khổng lồ mà những người giàu tích lũy được càng làm nổi bật sự mất cân bằng giàu nghèo. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, đại dịch này sẽ đẩy khoảng 150 triệu người vào cảnh nghèo cùng cực do những người giàu có được hưởng lợi từ thị trường béo bở và các chính sách tài khóa lỏng lẻo. Nếu lạm phát tiếp tục tăng, con số này sẽ còn tăng lên. Lucas Chancel, đồng giám đốc Phòng thí nghiệm Bất bình đẳng Thế giới tại Trường Kinh tế Paris, cho biết:
“Kể từ giữa những năm 1990, tỷ lệ tài sản mà 0,01% người giàu nhất thế giới nắm giữ đã tăng từ khoảng 7% lên 11%. Cuộc khủng hoảng không làm đảo ngược xu hướng này mà còn làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo.”
Sự giàu có năm nay đến từ các tài sản vô hình như tài sản kỹ thuật số, cổ phiếu công nghệ mới niêm yết và SPAC. Giá trị của các loại tiền kỹ thuật số tiếp tục biến động, chứng khoán Mỹ phá kỷ lục và nhiều số lượng IPO tăng kỷ lục.
Nhìn chung, đây là một năm đầy biến động, với mức định giá tăng vọt, giới nhà giàu ngày càng thận trọng hơn với thuế, nhiều tỷ phú chớp thời cơ bán cổ phiếu với tốc độ nhanh chưa từng có. Tính đến đầu tháng 12, các tỷ phú giàu nhất Mỹ đã bán 43 tỷ USD cổ phiếu, cao hơn gấp đôi so với 20 tỷ USD mà họ đã bán cho cả năm 2020.
Sự giàu có và số phận của những người giàu đã được định hình theo một cách khác, đó là ly hôn. Việc Bill Gates và Melinda Gates ly hôn đồng nghĩa với việc Bill phải nhượng lại một phần tài sản của mình, và Melinda được xếp hạng thứ 194 trên Bloomberg Billionaires Index.
Ngoài lợi nhuận cao ngất ngưởng, còn có một vụ nổ lớn trong thế kỷ. Cú sụp đổ bất ngờ của Quỹ Archegos Capital Management của Bill Hwang hồi cuối tháng 3/2021 được coi là một trong những thất bại ngoạn mục nhất trong lịch sử tài chính bởi chưa từng có cá nhân nào mất nhiều tiền một cách chóng vánh như vậy. Chỉ trong hai ngày ngắn ngủi, Bill Hwang đã làm tiêu tan 20 tỷ USD.
Trong số những biến động của thị trường, tiền điện tử, luận điệu về thuế, doanh số bán cổ phiếu và mức tăng tài sản kỷ lục, thì “ngôi sao chói lọi” nhất là Elon Musk, người đã được hưởng lợi từ giá cổ phiếu tăng và lợi nhuận ngày càng tăng của Tesla cũng như SpaceX. Mức độ giàu có của Elon Musk vượt “ông vua dầu mỏ” John Rockefeller khi giá trị tài sản ròng của Musk đạt kỷ lục 340 tỷ USD. John D. Rockefeller (1839-1937) từng được coi là người Mỹ giàu nhất mọi thời đại và tỷ phú giàu nhất lịch sử hiện đại.
Trong năm qua, Musk đã thường xuyên đăng tải trên Twitter, chế giễu nhà quản lý , chế giễu tiền ảo, suy nghĩ về các nghĩa vụ của người siêu giàu, thuế, và các vấn đề khác. Ông thậm chí “trưng cầu dân ý” trên Twitter về việc bán 10% cổ phiếu Tesla trị giá 21 tỉ USD, thu hút sự chú ý của mọi người. Mạng xã hội của Musk phản ánh mối quan hệ mâu thuẫn giữa các siêu tỷ phú và những người khác trong thời đại hỗn loạn và ngày càng bất bình đẳng này.