Cùng ViMoney tìm hiểu những vấn đề về thuế dành cho các nhà đầu tư NFT!
Năm 2021 được coi là một năm đáng nhớ đối với lĩnh vực NFT khi những cái tên như Beeple và Bored Ape Yacht Club đã thống trị trên mọi bảng xếp hạng. Ước tính, tổng khối lượng giao dịch NFT đã đạt con số 23 tỷ USD.
Với sự tăng trưởng mạnh mẽ của NFT đã tạo nên một thê hệ nhà đầu tư mới luôn tìm kiếm những cơ hội hấp dẫn trên Discord và OpenSea. Mặc dù vậy, để tránh lặp lại những sai lầm trong quá khứ, các nhà đầu tư NFT cần phải lưu ý tới những vấn đề liên quan đến thuế.
Sau đợt tăng giá vào năm 2017, hàng loạt các nhà giao dịch tiền điện tử đã bị rơi vào tình thế khó khăn khi phải gánh chịu các khoản nợ thuế lớn và không đủ khả năng để trả các hóa đơn thuế. Phần lớn các nhà giao dịch đều không lường trước được mức độ ảnh hưởng của thuế đối với các giao dịch của mình, nên thường không có sự chuẩn bị phù hợp.
1. Các khoản thuế liên quan đến việc mua NFT
Việc tiến hành hoạt động mua NFT bằng Ether (ETH) hay bất kỳ loại tiền điện tử nào khác thuộc lĩnh vực này đều có thể phải chịu một mức thuế nhất định. Tùy thuộc vào mức độ tăng hay giảm về mức giá tiền điện tử mà các nhà đầu tư sẽ phải chịu một khoản lỗ hoặc lãi tương ứng.
Có rất nhiều nhà giao dịch NFT đã phải chịu những khoản nợ thuế lớn do sự tăng trưởng mạnh mẽ của đồng tiền điện tử mà họ đang sở hữu. Để tránh gặp phải trường hợp này, nhà đầu tư nên tính toán để chuẩn bị trước những hóa đơn thuế mà các giao dịch mà bạn thực hiện có thể phải thanh toán và cố gắng xử lý chúng trước khi hàng loạt các hóa đơn cùng ồ ạt được gửi đến.
2. Các khoản thuế liên quan đến việc nhà đầu tư NFT bán tài sản của mình
Việc tiến hành bán các NFT cũng được coi là hành động phải chịu thuế, dù nhà đầu tư bán NFT để đổi lấy tiền tệ fiat, tiền điện tử hay đổi lấy bất kỳ một NFT nào khác. NFT cũng bị đánh thuế tương tự như đối với tiền điện tử. Khoản thu nhập chịu thuế từ việc bán các NFT được xác định bằng sự chênh lệch giữa giá gốc khi mua NFT và tổng số tiền thu được sau khi nhà đầu tư bán chúng.
Nếu giá trị NFT giảm nhiều so với giá trị nhà đầu tư mua lúc ban đầu thì nhà đầu tư cso thể yêu cầu lỗ vốn và giảm nghĩa vụ thuế trong trường hợp sở hữu NFT như một khoản đầu tư chứ không phải vì mục đích cá nhân nào khác.
Việc xác nhận NFT là đầu tư hay sử dụng cá nhân được phân biệt dựa trên lý do mua NFT. Cụ thể, cần xem xét việc nhà đầu tư tiến hành mua NFT với mục đích tìm kiếm cơ hội tạo ra lợi nhuận hay chỉ có nhu cầu tận hưởng việc sở hữu một NFT mà mình yêu thích mà không quan tâm tới sự biến động về giá của chúng.
3. Các khoản thuế cho BST NFT
Thực tế, IRS vẫn chưa có những quy định và hướng dẫn rõ ràng về việc liệu các NFT được coi là hàng sưu tầm có nên bị đánh thuế cao hơn hay không. Việc phân loại NFT cũng là một loại tài sản mới khiến cho việc áp dụng thuế phù hợp trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Khi các tài sản như các tác phẩm nghệ thuật, kim loại quý như vàng, bộ sưu tập tem hay thẻ bóng chày được bán sau một năm sưu tầm, chúng có thể phải chịu mức thuế cao nhất lên tới 28%. Trong khi đó, mức lãi suất tăng vốn dài hạn thông thường chỉ dao động trong khoảng từ 0 đến 20%.
Do đó, một số tác phẩm nghệ thuật NFT cũng sẽ bị áp mức thuế tương tự như đồ sưu tầm, điển hình như bộ sưu tập ảnh đại diện của Bored Ape Yacht Club. Không khó để nhận thấy việc IRS coi đây là bộ sưu tầm với hơn 10.000 hình ảnh độc đáo. Mặc dù vậy, đây vẫn đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi.
Bên cạnh đó, một số nhà đầu tư NFT đang thực hiện một số lựa chọn về thuế tích cực hơn. Theo họ, cần phải có hướng dẫn chi tiết từ IRS về việc quy định NFT là một bộ sưu tập vì đây là những tài sản vô hình. Điều này cũng phần nào gây ra sự bối rối cho IRS, đặc biệt trong quá trình kiểm toán.
Trên thực tế, các quy định về thếu liên quan tới các tài sản sưu tầm rất phức tạp. Các nhà đầu tư nên trao đổi và tìm kiếm lời khuyên từ các chuyên gia để có thể có những hành động phù hợp.
Nguồn: Cointelegraph