Các nhà máy của châu Âu rơi vào tình cảnh khủng hoảng năng lượng, giá khí đốt tăng cao do ảnh hưởng từ chiến sự đặc biệt Nga- Ukraine.
Khủng hoảng năng lượng bắt đầu tiến vào châu Âu
Các cuộc họp đàm đình chiến giữa Nga – Ukraine không đạt được thỏa thuận làm dấy lên lo ngại rằng nhiều kịch bản xấu sẽ xuất hiện.
Châu Âu đang chứng kiến cảnh các nhà máy “khóc ròng” vì giá năng lượng tăng cao.
Tại Milan, Italy, một nhà máy sản xuất giấy, bao bì đóng hộp bánh pizza đã phải tạm dừng hoạt động do giá năng lượng khí đốt tăng quá cao so với trước kia.
Francesco Zago, CEO điều hành công ty sản xuất bao bì tại Veneto trăn trở: “Chúng ta đang nói về việc chúng ta đã phụ thuộc quá lớn vào Nga, hiện tại chúng ta cần đa dạng hóa các nguồn năng lượng nếu không muốn rơi vào tình cảnh khó khăn”.
Để duy trì lợi nhuận, Francesco Zago cho biết công ty sẽ phải tăng giá sản phẩm lên mức 1.200 euro cho 1 tấn bao bì thay vì 680 euro như trước. Vị CEO này đã phải ký biên bản đóng cửa 6 nhà máy sản xuất tái chế giấy, đồng thời theo dõi thị trường trong thời gian này để có kế hoạch dài hạn.
Tỷ lệ dự trữ hàng hóa trong kho vẫn đáp ứng được thời gian sắp tới tuy nhiên để cung cấp đủ cho các công ty trong ngành thực phẩm, dược phẩm, nội thất,….là điều khó khăn.
Chịu cùng cảnh ngộ, các nhà máy sản xuất thép đã tắt lò rèn, các ngư dân trụ lại cảng thay vì đánh thuyền ra khơi do giá xăng dầu chạy máy tăng.
Phụ thuộc năng lượng – đề bài khó cần đáp án
Italy là quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào khí đốt tự nhiên của Nga (từ 27% lên 40%). Đây là một thực tế đáng lo ngại cho quốc gia nhập khẩu lớn mạnh ở châu Âu tại thời điểm này. Italy sẽ phải mất ít nhất 2 năm để có thể giảm phụ thuộc vào Nga bằng cách sử dụng một nguồn năng lượng khác.
Trước khi xung đột giữa Nga – Ukraine bùng nổ, các nước châu Âu đã phải đối mặt với bóng ma lạm phát và nỗi sợ khủng hoảng năng lượng sau dịch Covid-19. Giá điện, thực phẩm tăng cao, giá cả leo thang khiến chi phí doanh nghiệp và chi tiêu của người dùng trở thành bài toán khó với các nhà lãnh đạo.
Khác với Mỹ, châu Âu nhập khẩu quá nhiều dầu mỏ và khí đốt đến từ Nga. Ảnh hưởng của lệnh trừng phạt, Nga cũng đang khiến châu Âu rơi vào tình cảnh “dở khóc dở cười”.
Tại cuộc họp tại Versailles, Pháp (11/3/2022), các chính khách EU phải ngồi họp bàn lại để thỏa thuận chiến lược thúc đẩy quá trình tái tạo năng lượng tự nhiên, tính đến phương án làm việc với các thị trường khí đốt mới ở Algeria và Qatar.
Người tiêu dùng châu Âu phải đối mặt với tình trạng giá xăng tăng cao chưa từng có với mức 2 euro/gallon. Các đài truyền hình quốc gia đã phải kêu gọi người dân tiết kiệm điện, giảm bớt điều hòa và máy sưởi khi không cần thiết để tiết kiệm năng lượng.
Từ năm 2010 đến 2014, Italy là một trong những quốc gia giảm tiêu thụ khí đốt nhờ vào năng lượng mặt trời và gió để hạn chế các nhà máy than hoạt động gây ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên tại quốc gia này, năng lượng tái tạo tự nhiên vẫn chưa được ưu tiễn, hệ thống máy móc đình trệ và chưa có sự đầu tư và còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện của thiên nhiên.
Bài toán hạt nhân?
Châu Âu có mùa đông kéo dài nên cần sử dụng nhiều năng lượng hóa thạch hơn mức bình thường, để giải quyết bài toán giảm phụ thuộc vào Nga, Bộ trưởng Năng lượng Roberto Cingolani đã đề ý tưởng phát triển năng lượng hạt nhân. Song công nghệ này đối với Italy ở thời điểm hiện tại chưa được tối ưu.
Trên thực tế, trong khi châu Âu đang vật lộn với cuộc khủng hoảng năng lượng, và lạm phát thì Mỹ đã nắm bắt cơ hội xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang châu Âu.
Châu Âu sẽ phải làm gì trước vấn nạn khủng hoảng năng lượng?
Zoe (Nguồn AP)