Xem xét việc tạo khung pháp lý dành cho tiền điện tử, Phó thủ tướng Lê Minh Khái đã chỉ thị cho các bộ Tài chính, Tư pháp, Thông tin và truyền thông làm việc với Ngân hàng trung ương, Ngân hàng nhà nước Việt Nam về các khuôn khổ quy định cho lĩnh vực tài sản kỹ thuật số.
Việt Nam tạo khung pháp lý dành cho tiền điện tử
Vào tuần trước, Phó thủ tướng Lê Minh Khái đã thông báo về việc các cơ quan liên ngành phối hợp với Ngân hàng trung ương, Ngân hàng nhà nước Việt Nam để cùng xây dựng khuôn khổ pháp lý cho tiền điện tử. Ba bộ được yêu cầu phối hợp bao gồm Bộ Tài chính, Bộ tư pháp, Bộ Thông tin và truyền thông.
Bộ Tài chính sẽ được chịu trách nhiệm chủ trì, thống nhất với các cơ quan quản lý và Ngân hàng trung ương để điều chỉnh, bổ sung, ban hành và đề xuất thời gian cu thể để triển khai.
Khung pháp lý cho lĩnh vực tài sản kỹ thuật số sẽ dựa theo các chi tiết được quy định trong Quyết định 1255/QĐ-TTg 2017 do thủ tướng Việt Nam ban bành vào ngày 21/08/2017. Cụ thể, Quyết định 1255 phê duyệt các kế hoạch liên quan đến việc phát triển khung pháp lý để quản lý và xử lý các loại tài sản ảo, tiền tệ kỹ thuật số và tiền mã hóa.
Xem xét các đề xuất liên quan
Một số đề xuất về việc điều chỉnh các quy định liên quan đến tiền điện tử đưa ra vào hồi tháng 11/2018 nhưng chưa được thông qua. Các báo cáo cũng chỉ ra rằng các cơ quan quản lý Việt Nam vẫn chưa thống nhất được quan điểm về cách điều tiết đối với lĩnh vực mới mẻ này.
Báo cáo về việc thực hiện Quyết định 1255 ngày 17/2/2021 của Chính phủ, Bộ tài chính đã thành lập nhóm nghiên cứu về tài sản tiền điện tử với mục tiêu xây dựng các đề xuất, khuyến nghị về khuôn khổ pháp lý để giám sát các hoạt động giao dịch và phát hành tài sản kỹ thuật số.
Theo nghiên cứu của Triple A, có hơn 5.9 triệu người Việt Nam, tương đương 6.1% tổng dân số đang sở hữu tiền điện tử. Ngoài ra, khảo sát của Finder.com cũng cho thấy người Việt sở hữu tiền điện tử chiếm tỷ lệ cao so với các quốc gia khác trong khu vực.
Nguồn: News.Bitcoin