Ukraine là quốc gia mới nhất chính thức công bố luật thừa nhận tính hợp pháp của bitcoin. Tuy nhiên, có vẻ như quốc gia Đông Âu này chưa phải là nước cuối cùng làm điều này; danh sách sẽ chưa dừng lại ở đây.
Ukraine là quốc gia thứ 5 trong đưa ra một số quy định cơ bản, tạo hành lang pháp lý cho thị trường tiền điện tử, một dấu hiệu cho thấy các chính phủ trên thế giới đang nhận ra rằng việc công nhận tính hợp pháp của bitcoin là một xu thế.
Năm 2020, người Ukraine đã giữ 8,2 tỷ USD dưới dạng coin. Sau khi luật công nhận tiền mã hóa có hiệu lực, các sàn giao dịch sẽ được quản lý, thị trường này tiếp tục tăng trưởng nhanh hơn. Từ đầu năm nay, Bộ Chuyển đổi kỹ thuật số Ukraine đã tích cực chuẩn bị cho việc lưu hành tiền mã hóa. Họ hợp tác cùng Quỹ Phát triển Stellar để tạo ra phiên bản điện tử của đồng hryvnia. Stellar cũng tham gia vào quá trình soạn thảo dự luật và triển khai cơ sở hạ tầng.
Trước Ukraina không lâu, El Salvador đã trở thành quốc gia đầu tiên cho phép áp dụng bitcoin để tham gia đấu thầu hợp pháp và cho phép tính là một loại tài sản trong hoạt động kế toán. Tổng thống của El Salvador, ông Nayib Bukele về cơ bản đã gắn số phận chính trị của mình với kết quả của cuộc thử nghiệm bitcoin tại quốc gia này.
Hai tuần trước, Cuba – một quốc gia có nền kinh tế chưa thực sự mở cho lắm nhưng cũng đã thông qua luật công nhận tính pháp lý và quản lý tiền điện tử với lý do vì “lợi ích kinh tế xã hội”.
Tháng trước, Hoa Kỳ cũng đã đề xuất các quy định về hoạt động môi giới, người môi giới tiền điện tử; mặc dù chỉ là những quy định cơ bản, nhưng cũng đã mở ra nhiều tiềm năng phát triển tiền điện tử ở quốc gia phát triển như Mỹ.
Trong khi đó, luật mới của Đức cũng đã cho phép các quỹ đâu tư được phân bổ 20% cho các loại tiền điện tử như bitcoin, điều mà trước đây vốn bị cấm.
Panama có vẻ sẽ là quốc gia tiếp theo đưa ra sự công nhận chính thức với tiền điện tử. Quốc gia Trung Mỹ đang khởi động xây dựng dự thảo luật tiền điện tử của riêng mình.
Danh sách các quốc gia thừa nhận pháp lý với tiền điện tử có vẻ như chưa dừng lại; những cái tên quốc gia mới nhất chứng minh một điều rằng: sức ảnh hưởng của các loại tiền điện tử ngày càng lớn.
Tại Việt Nam, Chính phủ cũng đã phê duyệt Chiến lược phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030, đưa ra mục tiêu nghiên cứu, phát triển và làm chủ các công nghệ lõi mà VN có lợi thế, có khả năng tạo bứt phá mạnh mẽ như QR code,trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối và thực tế ảo/thực tế tăng cường (VR/AR), dữ liệu lớn (Big Data) tạo điều kiện sớm triển khai các công nghệ số tiên tiến trong chính phủ số.
Trong đó, Chính phủ cũng giao Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền ảo dựa trên công nghệ chuỗi khối giai đoạn 2021 – 2025.