Ở xã hội hiện tại, người ta biết đến kim cương như một loại trang sức. Nhưng trên thực tế, nhiều người không thực sự hiểu kim cương là gì?
Kim cương là gì?
“Kim cương” là tên gọi bắt nguồn từ tiếng Hán, hiểu là kim loại cứng. Ở Hy Lạp, chúng được gọi là “admas”, có nghĩa là “không thể phá hủy”. Người ta sưu tầm kim cương như một loại đá quý và sử dụng trên những biểu tượng tôn giáo của người Ấn Độ cách đây khoảng 2.500 năm. Người cổ đại thậm chí đã sử dụng loại khoáng chất này nhằm tạo ra những mũi khoan.
Carbon có 2 dạng thù hình, một là kim cương, loại còn lại là than chì. Độ cứng của kim cương cao, cùng với đó là khả năng quang học cực tốt. Ngoài việc được ứng dụng trong các ngành công nghiệp, những viên kim cương có chất lượng tốt nhất sẽ được sử dụng trong ngành kim hoàn.
Kim cương là một loại khoáng sản được cho là mang trong mình những tính chất vật lý hoàn hảo. Chúng có thể giữ bề mặt đánh bóng cực tốt bởi chỉ kim cương mới có thể cắt kim cương.
Mỗi năm, thế giới khai thác khoảng 150 triệu cara (30.000 kg) kim cương với tổng giá trị là 10 tỷ đô la Mỹ. Cùng với kim cương tự nhiên, mỗi năm có 100.000 kg kim cương được tạo ra từ phòng thí nghiệm.
Kim cương phổ biến hơn từ thế kỷ 19, bối cảnh kỹ thuật cắt và đánh bóng đã phát triển và đạt tới một trình độ mới. Đó cũng là thời điểm mà kinh tế dư giả, nhu cầu làm đẹp gia tăng. Một loạt những chiến dịch quảng cáo rầm rộ cho loại đá quý này đã diễn ra.
Kim cương Moissanite là gì?
Dù là hai loại đá quý khác nhau nhưng Moissanite và kim cương tự nhiên lại mang vẻ đẹp khá tương đồng khiến nhiều người nhầm lẫn. Moissanite chia thành 2 loại là trong tự nhiên và trong phòng thí nghiệm. Đối với moissanite tự nhiên, nó được hình thành tương tự kim cương. Tuy nhiên, thành phần của nó là cacbon kèm silicon.
Một vài điểm phân biệt giữa kim cương và Moissanite
Độ cứng
Độ cứng phản ánh giá trị, sự bền bỉ theo thời gian của các viên đá. Theo thang đo Mohs, kim cương đạt độ cứng tuyệt đối là 10. Trong khi đó, Moissanite cũng không kém phần khi đạt độ cứng 9.5. Dù vậy, một số báo cáo hay các tiêu chí đo lường cho rằng, Moissanite chỉ có độ cứng bằng 9.25. Nhưng kể cả vậy, thì nó cũng rất cứng.
Nhưng nói cho cùng, dù cứng nhưng nếu không bảo quản kỹ thì kim cương cũng sẽ vẫn có khả năng hư hỏng.
Độ bóng
Độ cứng và sự ổn định đóng vai trò quan trọng trong việc làm nên độ bóng của đá quý ngoài sự khéo léo của người thợ kim hoàn.
Độ bóng của kim cương và Moissanite đều được định lượng bằng thang đo như:
- Độ đánh bóng hoàn hảo (Excellent): Không nhìn thấy trầy xước.
- Độ đánh bóng rất tốt (Very good): Rất khó nhìn thấy trầy xước.
- Độ đánh bóng tốt (Good): Rất khó nhìn thấy trầy xước khi phóng đại bề mặt x10.
- Độ đánh bóng khá (Fair): Trầy xước khi phóng bề mặt x10.
- Độ đánh bóng kém (Poor): trầy xước khi nhìn bằng mắt thường.
Kim cương tự nhiên luôn có độ đánh bóng ở mức hoàn hảo. Và độ đánh bóng của Moissanite cũng không kém cạnh. Nếu so về độ phản quang, đối xứng, cả 2 gần như không có nhiều sự khác biệt. Có thể thấy, mức độ khác biệt nhất giữa kim cương và Moissanite chính là độ cứng. Yếu tố này cần được xác định bằng các phép đo, khó có thể nhìn bằng mắt thường.
Cách phân biệt kim cương và Moissanite bằng mắt thường
Chiết suất ánh sáng
Chiết suất ánh sáng là chỉ số quan trọng với đá quý, nó phản ánh sự hấp thụ và phản ứng với các tia sáng. Đá quý có chỉ số chiết suất thấp ánh sáng sẽ không đi qua được nhiều. Đồng nghĩa với việc, viên đá nào có độ chiết suất ánh sáng cao hơn thì sẽ lấp lánh hơn.
Chỉ số chiết suất của kim cương tự nhiên đạt 2.417, đủ để tạo nên sự lấp lánh và là giá trị cốt lõi của món đồ trang sức. Trong khi đó Moissanite có chỉ số chiết suất đạt 2.670, khiến cho sự lấp lánh trở nên trọn vẹn và giá trị hơn so với kim cương tự nhiên.
Giá bán
Một viên kim cương 1 carat có giá trung bình khoảng trên 153 triệu đồng trên thị trường. Mức giá này sẽ được các công ty đá quý bảo chứng. Nói một cách dễ hiểu, khi bạn bán lại kim cương cho các công ty kim cương tự nhiên, bạn sẽ thu về khoảng 95% mức giá ban đầu.
Trong khi đó giá cho 1 carat Moissanite chỉ khoảng 4-5 triệu đồng, tùy từng nơi bán. Mức giá này được đánh giá là phù hợp với những ai muốn sử dụng đá quý nhưng dòng tiền hạn hẹp.
Nhìn chung, kim cương và Moissanite thuộc về 2 tầng đẳng cấp khác nhau. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn tùy vào tình hình tài chính của bản thân.