Nhận định chứng khoán: Việc thị trường tỏ ra khó khăn trong thiết lập đà tăng tại vùng đỉnh lịch sử có thể tiếp tục thúc đẩy áp lực bán chốt lời, nhất là tại các cổ phiếu đã tăng mạnh.
Nhận định chứng khoán: Điểm lại phiên giao dịch 7/4
Phút đầu bấp bênh
Những phút đầu thăng hoa khi VN-index gần 4 điểm, những đà hưng phân không kéo dài bao lâu, chỉ số quay đầu giảm điểm. Diễn biến xấu chịu tác động từ nhóm đại gia hàng đầu như VJC, VHM, NVL và VIC, SAB, BCM…trong đó VIC giảm 2,2% dẫn đầu đà giảm, gây áp lực lớn lên chỉ số chung.
Ở hướng tích cực, FPT, BVH, PNJ… cùng hàng loạt cổ phiếu ngân hàng đua nhau bứt phá và góp phần nâng đỡ thị trường chung. FPT tăng 2,8%, MBB tăng 2,9%, BVH tăng 1,8%, VPB tăng 2,5%…
ACB đã ra tin lợi nhuận Q1/2022 trong buổi họp ĐHCĐ sáng nay, nhưng cổ phiếu chỉ tăng có 1,4%, xem ra vẫn rất khiêm tốn, và chỉ ngang ngửa với 1 số cổ phiếu ngân hàng khác như MSB, OCB, BID… và vẫn còn thấp hơn VPB hay MBB.
Nhóm chứng khoán tiếp tục đi xuống khi toàn ngành phủ sắc đỏ, SSI, VCI, SHS, HCM đều giảm từ 0,4 – 0,8%, VND đứng ngay tham chiếu, chỉ còn MBS giữ được sắc xanh với mức tăng 1,1%
Sức mạnh trụ yếu ớt
Nhóm ngân hàng tiếp tục là trụ đỡ cho chỉ số, khi hàng loạt mã tăng giá, mức tăng thậm chí còn khá hơn so với đầu phiên sáng như VPB, VIB, ACB, MSB, CTG, OCB… tuy nhiên bất ngờ nhất là VCB, đang giảm nhẹ 200 đồng, trong khi chiều qua tăng 1,600 đồng.
Áp lực bán dâng cao ở hàng loạt cổ phiếu lớn trong đó, VIC giảm đến 2,9%, VJC giảm 2,4%, MWG giảm 1,3%, VHM giảm 1,9%, SAB giảm 1,7%… đẩy VN-Index lùi khá sâu xuống dưới mốc tham chiếu.
Bên cạnh đó, hàng loạt cổ phiếu vốn hoá vừa và nhỏ thanh khoản cao như CEO, OGC, DIG, DXG, IDI, ASM… đều lao dốc. Cạnh đó họ nhà “FLC” 2 nửa trái ngược khi KLF, HAI, AMD xanh điểm, ngược lại ROS, FLC đỏ lửa, trong đó FLC lao dốc mạnh giảm 6,6%
Phiên sáng trở mặt
Áp lực càng bị đẩy lên cao khi gần hết phiên giao dịch sáng, hàng loạt nhóm ngành lao dốc. Các mã vốn hóa lớn tiếp tục suy yếu thêm, đẩy VN-index tiếp tục trượt dài.
VN-Index giảm 10,81 điểm xuống 1.512,09 điểm (-0,71%). HNX-Index giảm 2,77 điểm xuống 444,06 điểm (-0,62%). UPCoM-Index giảm 1,1 điểm xuống 115,74 điểm (-0,94%).
Thanh khoản thị trường giảm nhẹ so với phiên sáng hôm qua. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 18.402 tỷ đồng, giảm 5,8%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 3,9% xuống 16.129 tỷ đồng.
Phiên chiều lao dốc
Diễn biến giá dầu thế giới, ghi nhận theo giờ Việt Nam giá dầu Brent tăng 1,17% lên 102.250usd/thùng.
Cổ phiếu nhóm dầu khí vận động khả quan khi PET tím lịm, các mã khác như GAS, PVS, PVT, PGC, PGD, BSR, OIL đều tăng từ 0,8 – 1,4%. Chiều ngược lại PVD dẫn đầu đà giảm khi mất 1,5% cùng với PCG, PSH, PCG…
Về cuối phiên giao dịch, áp lực bán dâng cao, khiến hàng loạt nhóm ngành lao dốc, đã tác động xấu đến thị trường chung. Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index đóng cửa giảm 20,55 điểm xuống 152,35 điểm (-1,35%). HNX-Index đóng cửa giảm 5,22 điểm xuống 441,61 điểm (-1,17%). UPCoM-Index đóng cửa giảm 1,03 điểm xuống 115,81 điểm (-0,88%).
Thanh khoản thị trường giảm với tổng khối lượng khớp lệnh đạt 28.967 tỷ đồng, giảm 13% so với phiên trước, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 12% xuống 25.314 tỷ đồng. Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng hơn 500 tỷ đồng ở sàn HoSE.
Nhận định chứng khoán 8/4: Giằng co quanh vùng 1490 – 1500 điểm
Thị trường mở cửa quanh ngưỡng tham chiếu, có lúc hưng phấn tăng gần 4 điểm ngay những phút đầu trước khi có một cơn lốc ập đến quét chỉ số rđi xa bờ. Bất chấp những nỗ lực vùng vẫy ở đầu phiên chiều, VN-Index tiếp tục bị sóng kéo trở về quanh 1,500 điểm.
Giao dịch của thị trường phiên 07/04 bất ngờ trở nên kém tích cực khi lực bán xuất hiện trên hầu hết các nhóm ngành. Chỉ số được kỳ vọng sẽ lấy lại cân bằng và có cơ hội hồi phục trở lại tại vùng hỗ trợ gần quanh 149x.
Nhìn chung giai đoạn hiện tại của thị trường vẫn phù hợp hơn cho hoạt động “lướt sóng” ngắn hạn theo sự vận động của dòng tiền. Nhóm cổ phiếu VN30 có những nỗ lực đỡ thị trường trong giờ giao dịch buổi sáng, nhưng nỗ lực bất thành, cổ phiếu vốn hóa lớn chịu chung sóng giảm giá với cổ phiếu vừa và nhỏ.
Bị lốc quật cho tả tơi, nhóm cổ phiếu Bất động sản, Xây dựng với nhiều mã đồng loạt giảm mạnh. Bên cạnh đó, bộ ba Bank, Chứng, Thép cũng bị cuốn “lạc trôi”. Về giao dịch của khối ngoại, phiên 07/04 khối này bán ròng trên cả hai sàn HOSE và HNX đạt giá trị gần 530 tỷ đồng.
Về mặt kỹ thuật, với đa số các mã chứng khoán đang giao dịch dưới đường trung bình 20 ngày, cho thấy kỳ vọng ngắn hạn của thị trường là tiếp tục giảm. Với sự xoay vòng liên tục của dòng tiền kể từ đầu tuần, từ nhóm chứng khoán đến đầu tư công, vật liệu xây dựng, hóa chất, dầu khí…Do vậy, nhà đầu tư không nên lướt sóng, kiên định với nhóm cổ phiếu có yếu tố cơ bản.
Dự báo phiên mai 8/4 sẽ tiếp diễn có những cú rung lắc ngay đầu phiên, tuy nhiên ViMoney cho rằng xu hướng của thị trường vẫn khả quan dù VN-Index đang kiểm tra lại trendline giảm kể từ đầu năm. Sự giằng co được kỳ vọng sẽ xuất hiện ở vùng giá thấp và có thể giúp chỉ số có sự hồi phục nhất định sau đó, trước khi có sự rõ ràng hơn về cuối ngày
Nhận định chứng khoán: Cổ phiếu đáng quan tâm
* Cổ phiếu ngân hàng: MBB, VPB, HDB, CTG
* Bảo hiểm: BVH, BMI
* Bất động sản: NLG, KDH, VCG
* Bất động sản khu công nghiệp: KBC, SZC
* Đầu tư công: G36
* Phân bón hóa chất:
* Xuất nhập khẩu, thủy sản: VHC
* Chứng khoán: VND
* Vật liệu cơ bản: HPG, NKG ( nắm giữ trung, dài hạn)
* Dầu khí:
* Xây dựng: HBC
* Chăn nuôi: DBC
* Bán lẻ: DGW, MWG
* Mía đường: QNS
* Dệt may: TNG, GIL
* Ngành nhựa: APH ( nắm giữ trung hạn, dài hạn)
* Hàng không: HVN ( nắm giữu dài hạn)
* Nông nghiệp: BAF
* Y tế: TNH
Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định trên là nguồn thông tin tham khảo. Khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.
JM – ViMoney