Trên thị trường chứng khoán, A7 với nickname Nhadautu1970, nổi danh trên f319 từ những năm 2010 với những thương vụ đầu tư siêu lợi nhuận: CAP, PTB, L14, HDG, DIG… từ vài trăm triệu lên hàng ngàn tỷ. Vậy A7 là ai? Cùng tìm hiểu kỹ hơn nhân vật A7 nổi đình nổi đám trên khắp các diễn đàn và hội nhóm này nhé.
A7 – Nhadautu1970 là ai trong chứng khoán?
A7 tên thật là Nguyễn Mạnh Tuấn sinh 22/05/1970 tại Việt Trì – Phú Thọ, hiện tại đang sống tại Hà Đông – Hà Nội. Hiện anh là Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần LICOGI 14 (L14) khi được bổ nhiệm vào tháng 4/2016. Ngoài ra A7 còn là thành viên của Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính Licogi 14 (LFI).
CỔ PHIẾU ĐANG NẮM GIỮ | Xem lịch sử mua – bán cổ phiếu | |||
Mã CP | Số lượng | Tỉ lệ | Tính đến ngày | * Giá trị (tỷ VNĐ) |
L14 | 144,973 | 00.54% | 30/06/2021 | 43.5 |
Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, A7 với nickname Nhadautu1970, nổi danh trên các diễn đàn chứng khoán F319.com từ những năm 2010 với những thương vụ đầu tư siêu lợi nhuận: CAP, PTB, L14, HDG, DIG, CEO… từ vài trăm triệu lên hàng ngàn tỷ. “Đệ tử” theo A7 với phương pháp đầu tư học được từ 15 triệu, 500 triệu lên triệu đô, trăm tỷ rất nhiều.
Con đường kinh doanh
A7 có cuộc đời không phải gian khó như kiểu các câu chuyện hay được thêu dệt khi thành công. Anh học rất giỏi, từng đạt giải Toán quốc gia, và tốt nghiệp Đại Học Bách Khoa Hà Nội chuyên ngành kỹ thuật. Ngoài học giỏi, anh còn là một tay chơi cự phách từ đá gà thần sầu, lô đề, cá độ, đánh chắn rất chắc tay…
Sau khi tốt nghiệp, anh Tuấn thành lập công ty in, hoạt động cực tốt, có thời gian chiếm đến 60-70% thị phần in tại Hà Nội. Về kỹ thuật in, anh sửa máy in lừng danh Việt Nam, chỉ cần nhìn bản in biết con ốc nào trong hàng vạn chi tiết bị lỏng, bị sai. Có những con máy cả nước mấy chục đội chuyên gia sửa 3 năm không xong, anh đến 5 phút xong. Khách hàng còn phải chắp tay lạy.
Về sau, để mở rộng sản xuất, anh đã bán 2 cái nhà ở Hà Đông và vay thêm ngân hàng để đầu tư. Nhưng cuộc đời không như mơ, bão tăng lãi suất 2009-2010 thổi bay mọi thành quả của anh. Công ty phá sản, anh trắng tay và nợ thêm vài tỷ đồng!
Quá trình đầu tư thành công của A7
Để đạt được thành tựu như ngày nay không phải là một chuyện dễ dàng với A7. Trước đó, có rất nhiều thông tin chia sẻ về quá trình kinh doanh thất bại và đầy khó khăn của A7. Thậm chí, anh còn nhiều lần phá sản, trắng tay và nợ thêm vài tỷ đồng.
Theo chia sẻ của A7, sau khi thất bại trong kinh doanh, anh bán tháo nhà máy, xưởng sản xuất, anh còn giữ lại được 300 triệu tiền mặt và khoản nợ vài tỉ đồng. Ngày ngày anh ngồi trên phòng xem máy tính, nghiên cứu vố công chứ không tiếp xúc với ai. Lúc đó, mẹ A7 thấy anh như thế, bà tối ngày khuyên nhủ: “Con ơi con, thất bại thì cũng thất bại rồi, giờ con đi kiếm việc gì làm hay lẫy xe đi chạy xe ôm cho có thu nhập…”. Nhưng anh vẫn rất tự tin vào đẳng cấp của mình, trả lời “Con của bà là thiên tài, bà không phải lo đâư”. Và đúng là như vậy!
Tuy nhiên, vào thời điểm năm 2011 khi thị trường chứng khoán rơi vào giai đoạn chán nản nhất và tính thanh khoản thì cũng trì trệ không kém. Trên các mặt báo vẫn thường hay đưa tin về ai đó nghĩ quẩn vì chứng khoán tụt dốc (đến tận giờ nhiều người vẫn nghĩ thế) hay tình hình chứng khoán đang ở mức độ báo động “đỏ”. Cứ nghe thầy chứng khoán là bạn gái bỏ, vợ nghe chồng vào chứng khoán là ly dị…
Nhưng A7 cùng với người bạn thân của mình là Thanh Anh đã nhìn thấy được “điểm sáng” trong thị trường chứng khoán lúc bấy giờ. Anh quyết định đi ngược lại với “thời đại” và quyết định lên sàn mua chứng khoán đến nổi các nhà môi giới cũng phải thốt lên rằng “đây là hoạt động giải cứu chứng khoán sao?”
Tại sao A7 lại đi ngược lại với suy nghĩ của những nhà đầu tư khác như vậy? Theo chia sẻ của A7 thì anh cho rằng mỏ vàng thị trường chứng khoán với hàng loạt doanh nghiệp tốt đang bị báo tháo và giá trị của tài sản rẻ đến mức không thể nào chấp nhận được. Nhưng khi mua vào họ vẫn lỗ 20-30%… Và lúc này đây không còn gì để mất, chỉ còn biết cách đánh cược một phen với cơ hội trước mắt.
Những cổ phiếu nào A7 đang đầu tư
* Danh mục được cập nhật tới thời điểm bài viết. Trong đó, LFI là cổ phiếu của Công ty Cổ phần Đầu tư tài chính Licogi 14, hiện tại chưa IPO, với vốn góp ban đầu 100 tỷ, trong đó L14 sở hữu 51%. Ngoài ra còn một số cổ phiếu theo chia sẻ, được A7 đánh giá cao (nhưng không mua) như NHA, HDC, L18, KSB…
Dưới đây là chiến thuật chọn cổ phiếu của A7:
Chiến thuật thiên thời
Quay trở ngược lại thời điểm năm 2011 đến năm 2017 thì dường như các cổ phiếu sản xuất, xuất khẩu dầu khí sẽ mang lại lợi nhuận đáng kể cho nhà đầu tư. Bởi vì những cổ này có giá trị không quá cao nên chúng ta có thể kiếm được lợi nhuận nhiều lần. Tuy nhiên, tại năm 2022 thì giá của các cổ phiếu này toàn ở “ngọn tre” nhưng tốc độ tăng trưởng thì không có.
Vậy câu hỏi đặt ra là “Hiện tại, A7 đang hướng đến cổ phiếu nào để đầu tư?” Thời điểm này có lẽ là thập kỷ mà người ta sẽ bơm tiền hạ lãi suất kích thích kinh tế. Chính vì thế giá đất đang “hưởng lợi” rất nhiều và A7 cũng nhìn thấy được điều đó.
Thêm vào đó, cuộc sống con người ngày càng hiện đại, dự kiến số người sử dụng ô tô đã tăng đột biến và tại Việt Nam cũng như thế. “Đất chật mà người thì đông” vậy nên giá trị của các cổ phiếu bất động sản tăng trưởng mạnh là một chuyện hiển nhiên.
Chiến thuật địa lợi
Thay vì đi theo xu hướng đám đông lựa chọn những “vùng đất màu mỡ” thì A7 lại chọn cho mình một nơi khác, đặc biệt hơn nhưng vẫn có tính cạnh tranh cao. Chẳng hạn như về bất động sản nhiều người chú ý đến khu vực Bình Dương hay Quảng Ninh nhưng A7 lại chọn Việt Trì. Thực tế cho thấy là ở quảng ninh đã xuất hiện hiện trạng “bội thực” dự án lên đến cả 10.000 hecta.
Còn ở Bình Dương thì xuất hiện đô thị ma nhiều hơn cả dân số. Nhưng Việt Trì thì lại khác, A7 đã nhìn thấy được thành phố này có nhiều tiềm năng phát triển. Nếu những dự án khác thừa cung thì tại Việt Trì hầu như chỉ có L14 là độc quyền khai thác phát triển.
Từ dẫn chứng trên, chúng ta rút ra được một kinh nghiệm đầu tư bất động sản cũng tương tự như đầu tư chứng khoán là không nên quá “liều lĩnh” mà đi theo đám đông. Bạn cần phải xem xét tình hình thị trường cũng như phân tích cơ sở dữ liệu thật chặt chẽ để tìm cho mình một lối đi riêng. Chưa chắc nhiều nhà đầu tư đổ xô vào một cổ phiếu nào đó là tốt. Bạn cũng có thể làm tốt hơn họ nếu như thấu hiểu được chuyện gì đang xảy ra trước những biến động của thị trường.
Chiến thuật nhân hòa
Việc tìm được một dự án tốt, giá vốn rẻ luôn có thế mạnh trong đầu tư chứng khoán. Nhưng để tìm được cơ hội này không phải là chuyện dễ dàng. Tức nghĩa, nếu một mã cổ phiếu có giá trị cao chưa chắc là sẽ mang lại cho nhà đầu tư lợi nhuận lớn.
Ngược lại, một mã cổ phiếu có giá trị thấp chưa chắc là không giúp cho nhà giao dịch thành công. Trên thực tế, đã có rất nhiều nhà đầu tư “mạo hiểm” chi tiền vào các loại cổ phiếu giá trị thấp nhưng tiềm năng. Sau đó, họ nuôi dưỡng nó và giá trị đã tăng cao chóng mặt.
Vấn đề đặt ra ở đây là việc phân tích chứng khoán dựa vào các chỉ số hay dòng tiền là chưa đủ. Bạn phải có tầm nhìn để dự đoán được tương lai “siêu khủng” của một loại cổ phiếu. Nhưng làm được điều này không phải là chuyện dễ dàng. Nó đòi hỏi nhà giao dịch phải bỏ ra nhiều thời gian để nghiên cứu thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng.
A7 – Nhân vật đầy tai tiếng
Bản thân chính A7 cũng thừa nhận mình bị ăn chửi, khóa nick ở các hội nhóm, bị công kích rất nhiều… nhân vật A7 kẻ yêu người ghét cũng rất nhiều, nhà đầu tư cũng có thể tìm kiếm trên google rất nhiều bài viết người khen người chê về A7. Theo một số góc nhìn, ông được đánh giá có kỹ năng, góc nhìn và kiến thức tốt. Ngược lại, nhiều người lại biết đến ông bằng những tai tiếng mang tên “lùa gà“, “lừa đảo”.
A7 có lừa đảo nhà đầu tư không?
Vấn đề Nguyễn Mạnh Tuấn A7 lừa đảo hay không? Theo tìm hiểu của chúng tôi trên diễn đàn và các hội nhóm thì hiện nay chưa có thông tin lừa đảo, chúng tôi chỉ thấy những bài viết kích động hoặc phản pháo lại các quan điểm của A7 là nhiều:
- L14 – Cú lừa kinh điển của A7 và đồng bọn
- A7 – Thánh “lùa gà, úp bô” là ai
- Sốc.! Đệ tử bị A7 lùa gà vài ba trăm triệu lên 2 triệu USD
- Đội lái A.7 và những con hàng anh em nên tránh xa
- Trích trong một bài viết của facebooker “Khánh Hoàng Lương”
Những vấn đề trên đây đã được trích dẫn từ các diễn đàn, các bài viết của cả A7 và các đối tượng không thích A7, nhà đầu tư có thể tìm đọc thêm trong các group chứng khoán để có cái nhìn khách quan hơn.