Hỗ trợ (support) và kháng cự (resistance) là bộ đôi công cụ phân tích kỹ thuật được sử dụng rộng rãi bởi các nhà giao dịch theo phong cách Price Action. Tuy nhiên, trader mới vào nghề thường không tìm hiểu kỹ về tầm quan trọng của bộ đôi này. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Vimoney tìm hiểu về hỗ trợ và kháng cự trong bài viết dưới đây.
Hỗ trợ và kháng cự là gì?
Hỗ trợ (Support) là điểm thấp nhất mà đường giá tạo được khi giá đang giảm sau đó tăng trở lại. Tại đây, mức mà áp lực mua chiếm ưu thế so với áp lực bán. Phần lớn các trader ưa thích vai trò là người mua, khi giá tiệm cận mức hỗ trợ.
Kháng cự (Resistance) là điểm cao nhất mà đường giá đạt được khi thị trường đi lên và điều chỉnh giá giảm trở lại. Tại đây, áp lực bán chiếm ưu thế so với áp lực mua. Các trader sẽ mở vị trí bán khi giá tiệm cận mức kháng cự.
Cách vẽ kháng cự – hỗ trợ
Bước 1: Xác định xu hướng chính của giá
Để xác định hỗ trợ kháng cự một cách chính xác, bạn cần xác định được xu hướng chính của giá, việc này giúp bạn không bị rối và dễ dàng xác định được đỉnh, đáy quan trọng cần chú ý.
Với xu hướng chính, bạn nên xác định trên khung lớn như khung Daily, weekly để tránh bị nhiễu và note ra xu hướng chính.
Bước 2: Xác định các đỉnh đáy trên Chart
Lọc ra các đỉnh đáy trên vùng giá mà bạn muốn xác định hỗ trợ hoặc kháng cự, lọc lại bớt các đỉnh đáy không có giá trị nhiều trên biểu đồ. Bạn cần xác định các đỉnh đáy cực đại trên biểu đồ.
Bước 4: Vẽ vùng kháng cự – hỗ trợ
Một điều cần ghi nhớ là mức hỗ trợ và kháng cự không phải là những con số chính xác. Nhiều khi bạn sẽ thấy hỗ trợ và kháng cự bị phá vỡ, nhưng sau đó bạn thấy rằng nó chỉ đang “thử lại” (retest) vùng hỗ trợ hoặc kháng cự đó mà thôi. Với mô hình nến, việc “thử” này sẽ được thể hiện qua những bóng nến.
Nguyên tắc khi vẽ đường hỗ trợ và kháng cự tương đối là không vẽ các đường hỗ trợ, kháng cự ở điểm cao nhất hoặc thấp nhất của râu nến. Chúng tôi khuyến khích vẽ đường này ngay sát thân nến. Nguyên nhân là do thân nến đại diện cho mức giá mà thị trường thực sự chấp nhận. Còn râu nến thể hiện mức giá mà thị trường đã từ chối.
Lưu ý, một cách giúp bạn xác định chính xác hơn vùng hỗ trợ và kháng cự lại đặt bộ đôi này trên biểu đồ đường (line chart) hơn là trên biểu đồ nến (candlestick chart). Nguyên nhân là line chart chỉ cho bạn thấy mức giá đóng cửa trong khi candlestick chart thì còn có giá cao nhất và thấp nhất. Những vùng giá cao nhất thấp nhất này có thể là tín hiệu sai bởi vì có đôi khi đó là 1 đợt “co giật” của thị trường.
Nhìn vào biểu đồ đường (line chart) bên dưới, bạn sẽ đặt được các vùng hỗ trợ và kháng cự ở những vùng mà giá thể hiện nhiều đỉnh hoặc đáy.
Phương pháp giao dịch dựa vào hỗ trợ kháng cự
Giá bật lên từ mức hỗ trợ và kháng cự
Đây là phương pháp giao dịch vào lệnh BUY sau khi giá bật lên, thoát khỏi mức hỗ trợ.
Vào lệnh SELL sau khi giá thoát khỏi mức kháng cự:
Giá phá vỡ mức hỗ trợ và kháng cự
Cách đơn giản nhất để giao dịch breakout là mua hoặc bán bất cứ khi nào giá vượt qua một cách thuyết phục thông qua vùng hỗ trợ hoặc kháng cự.
Vào lệnh giao dịch sau khi giá tạo ra một pullback: giá phá vỡ mức hỗ trợ hoặc kháng cự và sau đó giá quay trở lại mức hỗ trợ/kháng cự đó.
Một số lưu ý về hỗ trợ và kháng cự
- Giá càng “thử” vùng kháng cự hoặc hỗ trợ nhiều mà không phá vỡ vùng đó thì vùng kháng cự hoặc hỗ trợ đó càng mạnh hơn.
- Khi giá phá vỡ kháng cự thì kháng cự đó có thể biến thành hỗ trợ trong tương lai, ngược lại khi giá phá vỡ hỗ trợ thì hỗ trợ đó có thể sẽ trở thành kháng cự trong tương lai.
- Trước khi đưa ra quyết định, hãy đợi khi giá hình thành xu hướng rõ ràng, không nóng vội.
- Đừng quá cố gắng vẽ nhiều vùng kháng cự và hỗ trợ, hay tập trung vào các vùng gần nhất và tiềm năng nhất và phù hợp với mục tiêu giao dịch ngắn hạn hay dài hạn của mình.
- Giao dịch hỗ trợ và kháng cự nên kết hợp cùng với các công cụ giao dịch bổ sung, như chỉ báo Động lượng, mô hình nến đảo chiều để loại bỏ các tín hiệu nhiễu đồng thời cung cấp tín hiệu chính xác hơn để vào lệnh.