Bạn hay nhận được lời mời cho vay của các công ty tài chính. Vậy, công ty tài chính là gì? Có khác ngân hàng hay không?
Khái niệm công ty tài chính là gì?
Theo quy định được Nhà nước ban hành, khái niệm công ty tài chính được định nghĩa là doanh nghiệp thuộc loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, huy động vốn cho vay, đầu tư, cung ứng dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ nhưng trên nguyên tắc riêng được làm dịch vụ thanh toán và không được nhận tiền gửi dưới một năm.
Tính riêng trong lĩnh vực ngân hàng, hiểu một cách đơn giản, công ty tài chính là các công ty, tổ chức tín dụng hỗ trợ cho vay tiền trả góp, mua xe máy trả góp, mua hàng điện máy trả góp…
Tại Việt Nam hiện có rất nhiều công ty tài chính đang hoạt động. Trong đó có một số công ty lớn có thể kể đến như Home Credit, FE Credit, ACS…
Đặc điểm nhận diện công ty tài chính
Có 2 đặc điểm dễ nhận diện nhất của các công ty này, gồm có:
Mức vốn pháp định
Theo quy định của pháp luật, khi thành lập, công ty tài chính phải có vốn pháp định. Chỉ có điều, vốn pháp định của các công ty tài chính này sẽ thấp hơn so với vốn của ngân hàng thương mại. Quy định của pháp luật, nếu thành lập từ sau năm 2018 thì công ty hoạt động tài chính phải có vốn pháp định là 500 tỷ đồng. Còn nếu thành lập vào trước năm 2018, số vốn pháp định của các công ty này là 300 tỷ đồng.
Thời gian hoạt động
Theo quy định của pháp luật thì các công ty tài chính chỉ được hoạt động dưới 50 năm. Trường hợp muốn gia hạn thêm thời gian, các công ty này sẽ phải gửi đơn yêu cầu và được sự chấp thuận của ngân hàng Nhà nước. Thời gian gia hạn được phép đối với các công ty này cũng không vượt quá 50 năm.
Các hình thức thành lập công ty tài chính
Công ty tài chính ở Việt Nam được thành lập dưới các hình thức sau:
- Doanh nghiệp nhà nước: Nhà nước là đơn vị đầu tư vốn, thành lập và tổ chức hoạt động kinh doanh tại công ty tài chính này.
- Công ty cổ phần: Các tổ chức, cá nhân cùng góp vốn thành lập dưới hình thức Công ty cổ phần.
- Công ty do một tổ chức tín dụng làm chủ sở hữu: Theo đó, công ty tài chính này sẽ thuộc quyền sở hữu của một tổ chức tín dụng. Nó được thành lập bằng vốn tự có, có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, tuân theo quy định pháp luật.
- Công ty liên doanh tổ chức tín dụng Việt Nam và công ty liên doanh tổ chức tín dụng nước ngoài: Công ty tài chính sẽ được thành lập bằng vốn góp giữa Việt Nam (một hoặc nhiều tổ chức tín dụng, doanh nghiệp Việt Nam) và nước ngoài (một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài) trên cơ sở hợp đồng liên doanh.
- Công ty có 100% vốn đầu tư của một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Theo cập nhật mới nhất hiện nay, công ty tài chính hoạt động dưới 3 loại hình, gồm có công ty tài chính TNHH một thành viên, công ty tài chính 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần.
Công ty tài chính có các hoạt động nào?
Hoạt động của các công ty này rất đa đạng, có thể kể đến huy động vốn, cho vay, bảo lãnh và một số hoạt động khác, cụ thể như sau:
Huy động vốn
Hình thức này khá quan trọng đối với các công ty tài chính bởi nó có thể ảnh hưởng đến sự ổn định, phát triển của công ty.
Hoạt động huy động vốn của công ty tài chính gồm nhận tiền gửi của các cá nhân/tổ chức từ 1 năm trở lên theo quy định từ ngân hàng nhà nước hoặc tiếp nhận nguồn vốn ủy thác của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước, của chính phủ.
Ngoài ra, các công ty tài chính có thể huy động vốn trong và ngoài nước bằng cách phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá trị khác. Các công ty này cũng có thể vay tiền các tổ chức tín dụng, tài chính trong hoặc ngoài nước, vay các tổ chức tài chính quốc tế.
Hoạt động cho vay
Về hoạt động cho vay, các công ty tài chính có thể cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn theo quy định của ngân hàng nhà nước; cho vay tiêu dùng trả góp; cho vay dưới sự ủy thác của Chính phủ hoặc các cá nhân, tổ chức ở trong và ngoài nước.
Khách hàng có thể vay tiền của các công ty tài chính dưới các hình thức như sao kê lương, bằng lái xe; vay vốn bằng hóa đơn tiền điện, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ…
Một số hình thức vay khác tại công ty tài chính là chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu hoặc những giấy tờ có giá trị khác.
Hoạt động bảo lãnh
Dựa trên sự uy tín và khả năng tài chính của người nhận bảo lãnh, công ty tài chính tham gia vào hoạt động bảo lãnh. Các loại hình bảo lãnh hiện nay gồm có: Bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh bảo đảm chất lượng của sản phẩm, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đối ứng, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh xác nhận.
Các hoạt động khác
Các công ty tài chính ngoài ra còn có thể tham gia vào hoạt động góp vốn mua cổ phần cho những doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác; đầu tư; tham gia thị trường ngoại hối, kinh doanh vàng và thực hiện dịch vụ kiều hối; cung ứng dịch vụ liên quan đến bảo quản hiện vật quý, cho thuê các tủ két, cầm đồ hoặc các giấy tờ có giá trị; cung cấp các dịch vụ tư vấn có liên quan đến tài chính, ngân hàng, đầu tư, tiền tệ
Các công ty tài chính có thể trở thành đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu, các loại giấy tờ khác cho công ty, doanh nghiệp; ký nhận ủy thác, trở thành đại lý trong lĩnh vực liên quan đến tài chính ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư, quản lý tài sản và vốn đầu tư của các cá nhân, tổ chức theo hợp đồng.
Sự khác biệt giữa công ty tài chính và ngân hàng
Thực tế, ngân hàng và công ty tài chính có nhiều điểm khác nhau, được thể hiện dưới bảng sau: