Theo một nguồn tin thân cận thì Vitol Group có khả năng sẽ ngừng mua dầu, các sản phẩm từ dầu của Nga vào cuối 2022.
Vitol Group ngừng mua dầu Nga
Đây là nguồn tin thân cận của CNN. Theo đó, Vitol Group là hãng kinh doanh hàng hóa và năng lượng hàng đầu thế giới. Nguồn thông tin cho rằng hãng này sẽ không tham gia vào các giao dịch mới về dầu, các sản phẩm của Nga nữa.
Dữ liệu tàu biển của Refinitiv Eiko cho thấy, trong tháng 3 (đến ngày 25/3), Vitol đã mua khoảng 7,6 triệu thùng dầu Urals của Nga, sức mua tương đương tháng 1 và 2. Trong đó, số dầu mua chủ yếu từ hãng dầu Rosneft.
Các nền kinh tế mở cửa lại trong đại dịch đã đẩy nhu cầu dầu trên thé giới tăng mạnh. Vì thế, doanh thu của Vitol tăng gần gấp đôi vào năm ngoái, lên 279 tỷ USD. Theo thông tin trên webisite, công ty này mỗi ngày giao dịch 7,6 triệu thùng dầu thô cũng như các sản phẩm từ dầu. Đây là con số được đánh giá cao gấn 2 lần xuất khẩu dầu thô hàng ngày của Nga.
Theo ước tính của cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), năm ngoái, Nga bán ra 4,7 triệu thùng dầu mỗi ngày. Trong số đó, khoảng 1 nửa (2,4 triệu thùng) được xuất sang châu Âu.
Ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt lên giá dầu
Tháng 2, Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine. Kể từ đó, Mỹ và các nước phương Tây áp nhiều lệnh trừng phạt lên Nga. Trong đó có việc cấm nhập dầu Nga.
Bởi những lệnh trừng phạt này mà không ít các công ty lớn, trong đó có Shell, Neste, TotalEnergies cũng đã ngừng mua dầu của Nga hoặc có phương án ngừng hẳn vào cuối năm nay. Không chỉ vậy, do sợ vi phạm lệnh trừng phạt của các nước phương Tây mà hàng loạt ngân hàng, hãng buôn, hãng vận tải, công ty bảo hiểm rất ngần ngại trong việc mua dầu Nga.
Bởi những lý do trên mà dầu Urals của Nga trên thị trường quốc tế mất giá. So với Brent, hiện mỗi thùng Urals rẻ hơn 34 USD.
Hôm qua, theo ước tính của IEA, trong tháng này, nguồn cung dầu từ Nga sẽ giảm thêm 1,5 triệu thùng/ngày và 3 triệu thùng trong tháng tới. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc bị người mua tránh né.
Theo cơ quan này, chủ yếu một số bên ở châu Á đang tăng mua dầu Nga giá rẻ. Trong khi đó, các khách hàng truyền thống lại giảm dần lượng mua. Chưa kể, hiện chưa có dấu hiệu cho thấy, tại Trung Quốc, dầu Nga tăng lượng bán.
Sắp tới, có thể châu Âu cấm dầu Nga. Tuần trước, Ursula von der Leyen – Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) cho biết, khối này đang cân nhắc về việc cấm vận dầu mỏ ở vòng trừng phạt tiếp theo lên Nga.
Hiện Nga là nước xuất khẩu dầu đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Saudi Arabia. Theo IEA, năm ngoái, nước này đóng góp vào nguồn cung toàn cầu khoảng 14%. Với việc người dân đổ xô đi tìm nguồn cung thay thế có thể khiến cho giá dầu tăng cao trên toàn cầu.