Nhận định chứng khoán: Đà hồi phục của thị trường tạm thời chững lại trong phiên giao dịch 14/4 khi áp lực bán gia tăng trở lại, thanh khoản giảm khá và thấp hơn trung bình 20 phiên.
Nhận định chứng khoán: Điểm lại phiên giao dịch 14/4
Đà tăng của các chỉ số tiếp rục được duy trì ngay từ đầu phiên giao dịch ngày 14/4, nhiều cổ phiếu vốn hoá lớn tiếp tục có sự hồi phục tốt và giúp kéo các chỉ số lên trên mốc tham chiếu, trong đó, GAS tăng 1,8%, FPT tăng 1,2%, HPG tăng 0,7%, PNJ tăng 0,8%, CTG tăng 0,5%…
Chiều ngược lại, MSN, TPB, VIC, BVH… đang gây một số áp lực đến các chỉ số, trong đó, MSN giảm 1,4%, TPB giảm 0,7%, VIC giảm 0,9%…
Đến 10h, nhóm cổ phiếu bán lẻ có biến động tích cực, trong đó, FRT và PET đều được kéo lên mức giá trần. DGW tăng 4,8%. PNJ tăng 2,2%, MWG tăng 1,8%. Bên cạnh đó, các cổ phiếu như FPT, SHB, GAS… đồng loạt tăng giá mạnh và góp phần kéo các chỉ số lên trên mốc tham chiếu.
VHC kéo đà tăng lên hơn 5% vào giữa phiên sáng nay, tương tự FMC cũng tăng hơn 3% mạnh hơn so với đầu phiên, nhưng nhiều mã thủy sản khác vẫn chỉ duy trì mức tăng giá nhẹ. Cổ phiếu hóa chất họ Vinachem đang phủ đầy sắc xanh, trong đó nổi bật lên có HVT, LAS, DGC, NFC…
VN-Index tăng 5,1 điểm (0,35%) lên 1.482,3 điểm. HNX-Index tăng 1,71 điểm (0,4%) lên 429,16 điểm. UPCoM-Index tăng 0,05 điểm (0,04%) lên 113,35 điểm
Thời điểm 10h30, VN-Index lùi về gần tham chiếu, tuy nhiên nhờ lực kéo phần lớn nhờ cổ phiếu trong VN30 kéo lên tiệm cận mức cũ trước đó. Tuy vậy 2 chỉ số chính bên sàn HNX và UPCoM thì không được như vậy, cho thấy diễn biến cổ phiếu trên 2 sàn này tiêu cực hơn so với sàn HOSE.
Nhóm cổ phiếu dầu khí nhà PVN vẫn có nhiều mã tăng ấn tượng trên 5% như CNG, PGD, PVC, PVG. 2 đại gia phân bón DCm và DPM cũng tăng gần gần cỡ đó, và có vẻ như muốn quay lại đỉnh cũ cách đây chưa đến 1 tháng. GAS tăng ổn định gần 2%, nhưng PXS vẫn giảm sàn với tin hủy niêm yết.
***Ngân hàng nào dự kiến đạt tăng trưởng lợi nhuận cao nhất trong quý 1/2022?***
Phiên sáng tạm nghỉ, VN-Index tăng 6,66 điểm lên 1.483,86 điểm (0,45%). HNX-Index tăng 2,61 điểm lên 430,06 điểm (0,61%). UPCoM-Index giảm 0,07 điểm xuống 113,23 điểm (-0,06%).
Thanh khoản thị trường tiếp tục giao dịch ở mức trung bình với tổng giá trị khớp lệnh đạt 11.108 tỷ đồng, giảm 11,4%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 10% xuống còn hơn 9.760 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng 150 tỷ đồng ở sàn HoSE.
Phiên chiều bất ngờ khi ngân hàng và bất động sản trở mặt
Nhóm BĐS phân hóa, nhưng sắc xanh phủ nhiều bên mảng Khu công nghiệp, còn bên phía nhà ở, nhất là các tên tuổi có tiếng tăm, thì sắc đỏ lại có vẻ lan rộng hơn, bao gồm AGG, DIG, DXG, DXS, HDG, IJC, NLG, NVL, PDR, SJS, NTL, VHM… chỉ có số ít mã vẫn tăng giá khá cứng như CEO, NDN, QCG, D2D… hay kịp tăng trở lại vào cuối phiên như CRE hay SCR.
Thông tin về việc chính phủ muốn siết dòng tiền vào các nhóm ngành có yếu tố đầu cơ nóng, tức bao gồm BĐS nhà ở, có lẽ chính là tác nhân gây đứt đà tăng giá từ chiều qua ở những mã này.
Nhiều cổ phiếu vốn hoá lớn giảm giá mạnh và tác động khiến các chỉ số rung lắc, trong đó, HDB giảm 2%, NVL giảm 1,6%, MSN giảm 1,3%, VJC giảm 1%…
VN-Index giảm nhẹ 0,1 điểm (-0,01%) xuống 1.477,1 điểm. HNX-Index tăng 0,39 điểm (0,09%) lên 427,84 điểm. UPCoM-Index giảm 0,33 điểm (-0,29%) xuống 112,97 điểm
VN-Index đóng cửa giảm 5,08 điểm xuống 1.472,12 điểm (-0,34%). HNX-Index đóng cửa giảm 3,76 điểm xuống 423,69 điểm (-0,88%). UPCoM-Index đóng cửa tăng 0,11 điểm lên 113,41 điểm (0,1%).
Thanh khoản thị trường tiếp tục giảm với tổng giá trị khớp lệnh đạt 19.203 tỷ đồng, giảm 15% so với phiên trước, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 12% xuống còn 17.238 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng trở lại 218 tỷ đồng ở sàn HoSE.
Nhận định chứng khoán 15/4: Giằng co, tìm điểm cân bằng
Đà hồi phục của thị trường tạm thời chững lại trong phiên giao dịch 14/4 khi áp lực bán gia tăng trở lại, thanh khoản giảm khá và thấp hơn trung bình 20 phiên. Tâm lý nhà đầu tư khá thận trọng dù lực bán có phần gia tăng.
Dòng tiền đang vận động chủ yếu ở lực bắt đáy, điều này cho thấy lực hấp dẫn chỉ đến khi thị trường điều chỉnh giảm, thể hiện qua việc thanh khoản dâng lên khi VN-index lùi về vùng giá thấp.
Ngày 15/04 tới, lượng hàng từ phiên giảm gần 27 điểm sẽ về tài khoản, nhiều khả năng thị trường sẽ còn chịu áp lực rung lắc trong phiên sáng. Trong trường hợp tiêu cực xảy ra, vùng 1,430 điểm (quanh EMA169) sẽ là ngưỡng hỗ trợ tiếp theo của chỉ số.
Khuyến nghị nhà đầu tư có thể gia tăng một phần vị thế trading khi chỉ số lùi xuống các vùng hỗ trợ đã đề cập nhưng cần linh hoạt bán cân đối lại vị thế trong kịch bản chỉ số tiếp tục hồi phục.
Các nhóm ngành tăng điểm như hóa chất, dầu khí, công nghệ, thủy sản, bán lẻ do yếu tố nội tại của doanh nghiệp các nhóm này đồng thời kết quả kinh doanh các tháng đầu năm khả quan. Theo xu hướng kỹ thuật, thị trường có thể giằng co hoặc giảm nhẹ do tiếp tục hấp thu lượng cung từ hàng bắt đáy, nhà đầu tư hạn chế sử dụng đòn bẩy, để dành sức mua chờ thị trường ổn định hơn.
Dự báo trong phiên giao dịch 15/4, sự giằng co có thể sẽ diễn ra giữa lực mua tại vùng hỗ trợ 1.465 – 1.470 điểm và lực bán tại vùng kháng cự 1.475 – 1.480 điểm, trước khi có sự phân định xu hướng rõ ràng hơn về cuối ngày.
Nhận định chứng khoán: Cổ phiếu đáng quan tâm
* Cổ phiếu ngân hàng: VPB, HDB, CTG, VIB
* Bảo hiểm: BVH, BMI
* Bất động sản: NLG
* Bất động sản khu công nghiệp: KBC, SZC
* Đầu tư công: G36
* Phân bón hóa chất: DGC, DPM
* Xuất nhập khẩu, thủy sản: VHC, ANV
* Chứng khoán:
* Vật liệu cơ bản: HPG, NKG ( nắm giữ trung, dài hạn)
* Dầu khí: BSR, PVD
* Xây dựng: HBC
* Chăn nuôi: DBC
* Bán lẻ: DGW, MWG, FPT
* Mía đường: QNS
* Dệt may: TNG, GIL
* Ngành nhựa: APH ( nắm giữ trung hạn, dài hạn)
* Hàng không: HVN ( nắm giữu dài hạn)
* Nông nghiệp: BAF
* Y tế: TNH
* Xây lắp điện: PC1
Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định trên là nguồn thông tin tham khảo. Khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.
JM – ViMoney