Bất ổn kéo dài xung quanh vấn đề của Ukraine đã làm trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng an ninh lương thực hiện nay.
An ninh lương thực chao đảo
Các nhà lãnh đạo trên thế giới lo ngại về một cuộc khủng hoảng khác gia tăng bên lề xung đột Ukraine – khủng hoảng an ninh lương thực khi giá cả hàng hóa liên tục leo thang.
Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen đã ngồi họp cùng với các nhà lãnh đạo – thành viên đến từ IMF, The World Bank, G7, G20 trên thế giới nhằm lắng nghe phản ứng của quốc tế đồng thời đưa ra hành động cụ thể đối với các quốc gia trực tiếp bị ảnh hưởng.
Nga và Ukraine cung cấp 14% lượng lúa mì trên thế giới. Liên Hợp Quốc cho rằng việc mất cân bằng cung ứng hàng hóa bởi xung đột kéo dài đã khiến giá cả lương thực và hàng hóa tăng cao.
Chính điều này làm dấy lên lo ngại về một tương lai xấu đối với tình hình an ninh lương thực toàn cầu, đặc biệt tại các quốc gia nghèo khó.
Thế giới có thể sẽ “đói” hơn
Kể từ năm 1990 đến nay, chỉ số giá lương thực của FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc) đã tăng cao nhất cùng với giá dầu, ngũ cốc, thịt. Trong 12 tháng qua, giá lương thực thế giới đã tăng tới 40% và chưa có dấu hiệu suy giảm.
Cuối tháng 3 vừa qua, FAO cho biết dự kiến số người suy dinh dưỡng trên khắp thế giới có thể tăng lên con số 13 triệu người thay vì 8 triệu người vào năm 2023. Khởi điểm chính là ở một số quốc gia thuộc châu Á – Thái Bình Dương, tiếp đến là châu Phi và khu vực cận Sahara, vùng Cận Đông và Bắc Phi. Nếu tình trạng căng thẳng ở Ukraine còn kéo dài thì tình hình sẽ còn tồi tệ hơn nữa sang các năm tiếp theo.
Chuyên gia BA – Anna Nagurney đến từ đại học Massachusetts cho biết kết luận của cuộc họp ngày 19/4 vô cùng quan trọng đối với tình hình chung hiện nay. Nó phản ứng sự sợ hãi và lo lắng rằng thế giới có thể tiến đến bờ vực khủng hoảng tồi tệ – thiếu lương thực.
Nagurney dự đoán rằng Trung Quốc và Ấn Độ sẽ là 2 quốc gia nhìn thấy tình trạng mất an ninh lương thực một cách rõ ràng nhất kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra, có lẽ điều này sẽ khiến nước Nga thêm 1 lần nữa bị thế giới cô lập.
Ông Wally Adeyemo, Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ cho biết Mỹ vô cùng coi trọng vấn đề an ninh lương thực. “Một trong những điều chúng tôi phải thực hiện chính là có những hành động cụ thể, tập trung vào các nước đang khó khăn trong việc mua bán nhu cầu lương thực thiết yếu trước sự tăng giá của hàng hóa”, ông Wally Adeyemo nhấn mạnh.
Bất cứ cuộc khủng hoảng nào leo thang, các quốc gia yếu thế về tài chính sẽ chịu thiệt thòi nhất. Giá dầu, giá lương thực đắt đỏ, các quốc gia giàu có có thể mất thêm chi phí cho việc này song những nước nghèo không đủ ngân sách quốc khố để chi trả.
Lạm phát ở các quốc gia giàu có khiến các quốc gia nghèo khó chịu thiệt thòi.
Với tình hình như hiện tại, sự bất ổn trong chuỗi cung ứng toàn cầu cùng với lạm phát kéo dài là một thách thức lớn. Các nước cần tập trung sản xuất nội địa thay vì phụ thuộc vào việc cung ứng đến thị trường quốc tế không ổn định.
Tuy nhiên, ngay cả khi đầu tư vào hệ thống sản xuất tại chỗ tại thời điểm này thì hiệu quả chỉ có thể thu được trong nhiều năm tới chứ không thể tại thời điểm này. Chắc chắn, quy mô thực hiện sẽ rộng lớn và vĩ mô hơn là trên những cánh đồng.
Zoe (Nguồn AP)