VWAP là chỉ báo khối lượng được khá nhiều nhà giao dịch áp dụng cho các loại tài sản trên thị trường. Nhưng không phải nhà đầu tư nào cũng hiểu rõ về loại chỉ báo này và biết áp dụng nó đúng cách. Vậy VWAP là gì? Hãy cùng Vimoney tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
VWAP là gì?
VWAP là viết tắt của Volume Weighted Average Price (giá trung bình theo khối lượng giao dịch). VWAP là loại đường trung bình rất khác biệt so với các loại đường trung bình động mà các trader hay sử dụng. Thay vì chỉ tính dựa trên giá tài sản, VWAP tính trên khối lượng giao dịch thị trường. VWAP thường được dùng với các khung thời gian trong ngày để xác định hướng đi tổng quan của giá trong ngày.
Công thức VWAP
- Bước 1: Xác định giá cao nhất (giá đỉnh), giá thấp nhất (giá đáy) và giá đóng cửa của phiên giao dịch
Giá điển hình = [(Giá đỉnh + Giá đáy + Giá đóng cửa)/3)]
- Bước 2: Nhân Giá điển hình với Khối lượng của chu kỳ tương ứng
- Bước 3: Tính tổng lũy kế của bước 2 bằng cách cộng dồn tất cả giá trị cho đến hết ngày giao dịch
Tổng lũy kế (Giá điển hình x Khối lượng)
- Bước 4: Tính tổng lũy kế của Khối lượng bằng cách cộng dồn khối lượng giao dịch trong ngày (mục đích là để tính khối lượng giao dịch của một ngày giao dịch)
- Bước 5: Lấy giá trị ở bước 3 chia cho giá trị ở bước 4 theo công thức sau:
VWAP = Tổng lũy kế (Giá điển hình x Khối lượng) / Tổng lũy kế (Khối lượng)
Cách giao dịch bằng VWAP
VWAP xác định liệu liệu trường đang giảm hay tăng giá
VWAP là một công cụ giao dịch hữu hiệu trong ngày. Đối với trading intraday, trader cần theo dõi khối lượng của tài sản giao dịch.
- Xu hướng tăng được xác định khi giá ở phía trên đường VWAP: điều này có nghĩa rằng giá ở trên đường trung bình động và xu hướng tích cực => thực hiện lệnh BUY.
- Xu hướng giảm được xác định khi giá ở phía dưới đường VWAP: điều này có nghĩa là giá ở dưới đường trung bình động và xu hướng tiêu cực => thực hiện lệnh SELL.
- Thị trường sideway được xác định khi giá dao động phía trên và phía dưới đường VWAP
Khi nào nên bán hay nên mua?
VWAP còn có công dụng khác là xác định thanh khoản thị trường. Chỉ báo này thích hợp với trader ở cấp độ tổ chức lớn muốn khớp các lệnh lớn, họ có thể dựa vào VWAP để xác định điểm vào và thoát vị thế lý tưởng cho các giao dịch lớn, việc này có thể giúp giảm bớt tác động của thị trường.
Một công dụng khác của VWAP là đo lường hiệu quả thực hiện giao dịch. Nếu ệnh mua được thực hiện dưới đường VWAP, bạn đã khớp lệnh hiệu quả, do giá khớp lệnh thấp hơn giá trung bình của tài sản tính theo khối lượng giao dịch. Ngược lại, lệnh mua được thực hiện trên đường VWAP có thể coi là khớp lệnh kém hiệu quả, do giá khớp lệnh cao hơn giá trung bình của tài sản tính theo khối lượng giao dịch.
Do công thức tính toán dựa trên khối lượng giao dịch trong ngày, VWAP rất hiệu quả nếu áp dụng cho Day Trading. Giống như các đường trung bình động khác, VWAP là chỉ báo dạng lagging (có độ trễ so với giá). Nếu chu kỳ bạn cài đặt cho VWAP càng lớn, VWAP sẽ có độ trễ càng cao. VWAP có chu kỳ nào sẽ giúp bạn trade chính xác nhưng có điểm vào rất chậm so với giá. Nhưng nếu dùng VWAP có chu kỳ ngắn quá thì lại có nhược điểm không chính xác.