Giá cả leo thang, những người dân châu Phi hoang mang giữa ngã ba đường, giữa cảnh đói nghèo và sự khủng hoảng thiếu lương thực.
Khủng hoảng lương thực và nỗi sợ
Cuộc chạy trốn của châu Phi khỏi khủng hoảng lương thực gặp phải hòn đá ngáng đường từ Ukraine.
Bà Ayan Hassan Abdirahman đã phải trả gấp đôi chi phí mua bột mì để làm bữa sáng cho 11 người con trong một ngôi nhà ở thủ đô Somalia, cách đây vài tháng điều này không xảy ra.
Đáng buồn, tất cả lúa mì được bán ở Somalia từ trước đến nay đều đến từ Ukraine và Nga – 2 quốc gia đã tạm ngừng xuất khẩu qua tuyến đường vận chuyển hàng hóa huyết mạch Biển Đen.
Kể từ khi xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra, Liên hợp quốc cảnh báo rằng có ít nhất 13 triệu người đối mặt với nạn đói nghiêm trọng ở các quốc gia Châu Phi.
Bà Abdirahman đang cố gắng sử dụng miến thay vì lúa mì để làm bánh mì truyền thống. Thế nhưng, muốn làm bánh mì cần phải có dầu ăn. Lạm phát không buông tha, ngay cả giá dầu ăn cũng tăng vọt lên 45 USD thay vì 16 USD ở các chợ Mogadishu.
Giá sinh hoạt như hiện tại sẽ khiến các gia đình khó có thể đủ tiền mua bột mì và dầu ăn để duy trì cuộc sống.
Câu chuyện khác, doanh nhân nhập khẩu bột mì Haji Abdi Dhiblawe sợ hãi nhìn tình hình có xu hướng tồi tệ hơn, nguồn cung thắt chặt, container khan hiếm khiến thực phẩm khó đến tay người dùng.
“Ở Somalia không trồng lúa mì, thậm chí chúng tôi còn không biết cách để trồng. Chúng tôi lo sợ rằng chúng tôi sẽ không có tương lai khi nguồn cung bị cạn kiệt”, Abdi Dhiblawe nói.
Châu Phi hoảng sợ
18 triệu người ở Sahel đang đứng trước cảnh không có lương thực. Những người nông dân sinh sống ngay bên dưới sa mạc Sahara khắc nghiệt, hoạt động sản xuất đình trệ và tồi tệ vô cùng.
Khi mùa hè đến, tình hình thậm chí còn tồi tệ hơn rất nhiều lần.
“Nạn đói đang tăng lên mức báo động, tình hình thế giới sẽ rất tồi tệ khi hơn rất nhiều lần. Xung đột, khủng hoảng, Covid-19, lạm phát đã khiến mọi thứ leo thang và tạo nên một cơn bão theo đúng nghĩa. Thêm vào đó, khủng hoảng chính trị ở Ukraine đã làm mọi thứ không còn yên ổn”, Giám đốc điều hành WFP David Beasley cảnh báo.
UNICEF cho biết, chi phí khám chữa bệnh cho trẻ em suy dinh dưỡng sẽ tăng mạnh 16% trong 6 tháng tới bởi những hậu quả đáng sợ sau xung đột Ukraine và cả đại dịch Covid-19.
Châu Phi nhập khẩu 44% lúa mì từ Nga và Ukraine trong giai đoạn 2018-2020. Ngân hàng trung ương Châu Phi cho biết giá lúa mì ở châu lục đen đã tăng 45% khiến các loại bánh trở nên đắt đỏ.
Chủ tịch Liên minh châu Phi Macky Sall cho biết: “Châu Phi đang thiệt thòi và chịu thiệt thòi khi không có quyền kiểm soát đối với chuỗi sản xuất hoặc hậu cần”.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói rằng phương Tây cần dỡ bỏ các lệnh trừng phạt nhằm không để tình trạng khủng hoảng lương thực trở nên trầm trọng.
Ông Putin nói với Thủ tướng Ý rằng “Moscow sẵn sàng đóng góp cho việc khắc phục khủng hoảng lương thực thông qua việc xuất khẩu ngũ cốc và phân bón nếu phương Tây dỡ bỏ các lệnh trừng phạt do tác động chính trị”, Điện Kremlin phát đi thông báo.
“Thật là vô lý khi họ vừa áp đặt những lệnh trừng phạt điên rồ đối với chúng ta nhưng mặt khác họ lại yêu cầu chúng ta cung cấp thực phẩm. Tôi sẽ nhấn mạnh một lần nữa: không xuất khẩu lương thực, thực phẩm nếu ảnh hưởng đến thị trường trong nước”, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev nhấn mạnh.
Song các phương Tây đã bác bỏ yêu cầu đó của Nga.
Cùng với việc thiếu hụt nhập khẩu lúa mì, Ngân hàng Phát triển châu Phi đưa ra lời cảnh báo sản lượng lương thực tại đây sỹ sụt giảm 20% bởi giá phân bón nhập khẩu đã tăng tới 300% khiến các hộ nông dân không đủ sức “gồng gánh”.
Ngân hàng Phát triển châu Phi cho biết một kế hoạch giải cứu trị giá 1,5 tỷ USD sẽ được thông qua nhằm cung cấp hạt giống cho nông dân ở châu Phi – đây là một phần của chiến lược khôi phục kinh tế.
Tổng thống Senegal nói rằng người dân châu Phi cần thay đổi thói quen ăn uống” “ Chúng tôi sẽ bỏ dần lúa mì và chuyển sang nhập khẩu gạo châu Á”.