Dãy 12 số trên thẻ CCCD gắn chip là ngẫu nhiên nhưng chúng chính số định danh cá nhân, ẩn chứa các thông tin cơ bản về một cá nhân.
Ý nghĩa 12 chữ số trên thẻ CCCD gắn chip
Số thẻ CCCD gắn chip chính số định danh cá nhân, hoặc có thể hiểu là một mã số riêng biệt gắn liền với công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu Quốc gia. Mỗi công dân sẽ được Bộ Công an cấp một mã số định danh cá nhân duy nhất.
***Đọc thêm: Định danh cá nhân – Hướng dẫn cách tra cứu mã số
Theo Điều 13 của Nghị định 137/2015/NĐ-CP, dãy số trên thẻ CCCD gắn chip này gồm 12 số tự nhiên, có cấu trúc gồm 6 số là
- Mã thế kỷ sinh,
- Mã giới tính,
- Mã năm sinh của công dân,
- Mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh
- 6 số là khoảng số ngẫu nhiên.
Để dễ hiểu, ta tách thành định dạng: AAA B CC DDDDDD.
Điều 7 Thông tư 07/2016/TT-BCA hướng dẫn về ý nghĩa của từng chữ số này như sau:
- 3 chữ số đầu tiên (AAA) là mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh.
- 1 chữ số tiếp theo (B) là mã giới tính của công dân. Mã này được quy định theo thế kỷ như sau:
- 2 chữ số kế tiếp (CC) là mã năm sinh, thể hiện bằng 2 chữ số cuối năm sinh của công dân.
- 6 chữ số cuối (DDDDDD) là khoảng số ngẫu nhiên.
Ví dụ: Với số thẻ 020093001656 ta có thể tách thành 020 0 93 001656
020 là mã thành phố Lạng Sơn. 0 là nam, ứng với thế kỷ 20. 93 là năm sinh 1993. 001656 là dãy số ngẫu nhiên.
Có thể thấy, 6 số đầu tiên trên thẻ là không thể thay đổi (trừ trường hợp xác định lại giới tính hoặc cải chính năm sinh thì có thể được xác lập lại số định danh cá nhân). 6 số cuối mặc dù là ngẫu nhiên nhưng được lựa chọn bằng phần mềm nên cũng không thể tác động.
Dãy số ở mặt sau CCCD có ý nghĩa như thế nào?
Mặt sau CCCD gắn chip có một dãy ký tự được gọi là MRZ. Những ký tự tại dòng MRZ này không được sử dụng trong các thủ tục hành chính như chữ số ở mặt trước của thẻ Căn cước.
Tuy nhiên dòng MRZ này lại nắm giữ rất nhiều thông tin quan trọng về nhân thân của một người bởi đây chính là khu vực để máy quét đọc chip.
Vì thế, những ký tự ở dòng MRZ nếu chỉ đọc bằng mắt thường thì gần như vô nghĩa, không có tác dụng gì. Chỉ khi được quét qua máy đọc chip thì thông tin của chủ thẻ trên hệ thống Cơ sở dữ liệu Quốc gia mới hiện ra đầy đủ.
Chip điện tử trên Căn cước công dân lưu những thông tin gì?
Chip điện tử mặt sau của thẻ CCCD chứa các thông tin về nhân thân của mỗi công dân, như: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, địa chỉ thường trú, dấu vân tay, hình ảnh, đặc điểm nhận dạng…
Tuy nhiên, chỉ những cơ quan chức năng được trang bị đầu đọc chip chuyên dụng mới có thể trích xuất thông tin từ con chip này. Trong trường hợp bị mất thẻ CCCD gắn chip, người nhặt được cũng khó có thể đọc thông tin mà chip trên thẻ đang lưu giữ.
Sắp tới, thông tin trên con chip điện tử của thẻ CCCD gắn chip sẽ dần được tích hợp thêm nhiều thông tin, giấy tờ cá nhân. Cụ thể, theo Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư ban hành kèm Quyết định 06/QĐ-TTg, trong năm 2022, Việt Nam sẽ từng bước thay thế giấy tờ cá nhân trên cơ sở tích hợp, xác thực thông tin, giấy tờ cá nhân vào Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư.
Theo đó, người dân có thể sử dụng thẻ CCCD, ứng dụng Định danh điện tử quốc gia (VNEID) để thay thế một số giấy tờ quan trọng như bảo hiểm y tế, bằng lái xe, giấy phép lái xe, mã số chứng chỉ hoặc giấy phép hành nghề, tiêm chủng, y tế, giáo dục, thẻ cán bộ, công chức, viên chức… khi thực hiện thủ tục hành chính.