Để trở thành một nhà đầu tư chuyên nghiệp thì không chỉ đơn giản biết cách tự đầu tư ta cần biết cách tìm hiểu xem quỹ đầu tư là gì và cách vận hành ra sao? Hãy cùng ViMoney tìm hiểu về quỹ đầu tư.
Qũy đầu tư là gì?
Qũy đầu tư đúng với cái tên là một quỹ với lượng tiền được dùng để đầu tư. Số tiền này có thể được lấy từ tiền nhàn rỗi của những nhà đầu tư cá nhân đem góp vào.
Và với mỗi lượng tiền thì sẽ có một nhóm chuyên gia tài chính khác nhau thực hiện đầu tư vào nhóm tài sản khác nhau. Ví dụ để đầu tư lĩnh vực Crypto, chứng khoán, trái phiếu ,ngoại hối hay bất động sản ….
Và ta xét những ưu điểm và nhược điểm của quỹ đầu tư:
- Ưu điểm: Tiết kiệm thời gian, được các chuyên gia tư vấn và quản lý chuyên nghiệp và có thể giảm rủi ro.
- Nhược điểm: Mất đi sự chủ động trong việc sử dụng tiền, cần tìm hiểu kỹ về quỹ đầu tư mà bạn tham gia.
Các loại quỹ đầu tư?
Thì để hiểu rõ là chúng ta nên tham gia quỹ gì như thế nào thì chúng ta cần biết phân loại quỹ này ra sao. Với 3 phần chính mà chúng mình sẽ nói đến ở phía dưới.
Theo hình thức góp vốn
Và để hình dung về hình thức góp vốn thì ta có thể quan sát hình bên dưới.
Và như hình bên tay phải hình trên ta có loại thứ nhất là quỹ đóng :
- Khái niệm: Là quỹ phát hành chứng chỉ quỹ 1 lần duy nhất khi thực hiện huy động vốn.
- Thanh khoản: Chứng chỉ quỹ không được phép bán lại cho công ty quản lý quỹ nhưng có thể giao dịch chứng chỉ trên thị trường chứng khoán điều này dẫn đến khá kém thanh khoản
- Thời gian hoạt động: Có thời hạn
- Quy mô: Vì huy động vốn 1 lần nên quy mô có giới hạn (có thể tăng vốn trong thời gian hoạt động theo điều lệ nhưng vẫn hạn chế)
- Biến động giá: Vì chứng chỉ quỹ không thể bán lại cho công ty quản lý quỹ mà dựa trên nhu cầu chứng chỉ quỹ trên sàn giao dịch nên giá có thể biến động cao.
Và như hình bên tay trái hình trên ta có loại thứ 2 là quỹ mở:
- Khái niệm: Là quỹ phát hành chứng chỉ quỹ nhiều lần để thực hiện huy động vốn.
- Thanh khoản: Chứng chỉ quỹ có thể được phép bán lại cho công ty quản lý quỹ và có tính thanh khoản cao .
- Thời gian hoạt động: Không giới hạn
- Quy mô: Không giới hạn và tùy theo giới hạn mua bán của nhà đầu tư.
- Biến động giá: Vì chứng chỉ quỹ có thể bán lại cho công ty quản lý nên giá không phụ thuộc vào nhu cầu thị trường với chứng chỉ quỹ nên giá biến động thấp.
Theo nguồn vốn huy động
Và sau khi tìm hiểu theo hình thức góp vốn thì ta đến phân loại quỹ theo nguồn vốn đến từ đâu.
Và phân loại nguồn vốn ta có loại thứ nhất là quỹ đại chúng:
- Khái niệm: Qũy đầu tư thực hiện chào bán ra công chúng là những nhà đầu tư nhỏ lẻ.
- Số lượng: Không giới hạn tùy vào lượng người mua chứng chỉ quỹ.
- Tiêu chuẩn tham gia: Bất kỳ nhà đầu tư nhỏ lẻ nào.
Và loại thứ 2 của nguồn vốn huy động đó là quỹ thành viên (hay quỹ đầu tư cá nhân):
- Khái niệm: Huy động vốn bằng cách phát hành riêng lẻ cho tập đoàn kinh tế lớn hay các định chế tài chính hay các doanh nghiệp
- Số lượng tham gia: không vượt quá 30 thành viên
- Tiêu chuẩn tham gia: Phải là nhà đầu tư chuyên nghiệp
Theo cơ cấu và hoạt động
Và phần cuối là phân loại theo cách thức hoạt động của quỹ.
Và ta sẽ có loại thứ nhất như sau là quỹ đầu tư dạng công ty:
- Khái niệm: Là quỹ được hình thành tư cách là pháp nhân (doanh nghiệp) tuân theo quy định của pháp luật của từng nước. Nhà đầu tư có thể được coi là cổ đông và tham gia biểu quyết, can thiệp hay kiểm soát công ty.
Dạng tiếp theo là quỹ đầu tư dạng hợp đồng:
- Khái niệm: Mọi hoạt động của quỹ do công ty quản lý quỹ thực hiện trong đó nhà đầu tư sẽ ủy thác cho công ty quản lý quỹ để đầu tư sinh lời.
Cơ cấu và cách hoạt động của quỹ đầu tư?
Thì để hiểu rõ hơn về quỹ đầu tư thì ta cần tìm hiểu xem cách vận hành của các quỹ này như thế nào.
Cơ cấu thành phần quỹ đầu tư (chung)
Để vận hành 1 quỹ và thực hiện dùng số tiền mà đã kêu gọi được thì quỹ cần có cơ chế giám sát như hình bên dưới.
Thì như hình trên ta gồm các phần như sau:
- Công ty quản lý quỹ: Sau khi đã có được lượng tiền rót từ các nhà đầu nhỏ lẻ thì công ty quản lý quỹ sẽ thay cho các nhà đầu tư thực hiện phân tích và quyết định đầu tư dựa trên cơ sở quy chế thống nhất trước đó.
- Ngân hàng giám sát: Thì để có 1 quỹ cần có ngân hàng mà được nhà nước cấp phép cho giám sát quỹ.
- Ban đại diện quỹ: Và từ công ty quản ly quỹ và ngân hàng giám sát họ bầu ra ban đại diện để thay mặt cho quỹ báo cáo với ngân hàng giám sát.
- Tổ chức cung ứng dịch vụ khách hàng: Đây là bên liên quan phụ để cung ứng dịch vụ.
- Đại hội đồng nhà đầu tư: Đây là hội đồng do nhà đầu tư bầu ra để theo dõi quỹ này .
- Công ty kiểm toán: Để thực hiện kiểm toán hàng năm.
Vậy để hiểu đơn giản thì để vận hành số tiền của 1 nhóm người được góp lại rồi đem đi đầu tư thì cần có 1 công ty quản lý quỹ uy tín đứng ra để phân tích và sử dụng số tiền đó theo những quy chế thống nhất trước đó.
Cách thức hoạt động quỹ đóng
Thì trước tiên ta tìm hiểu cơ chế quỹ đóng như hình bên dưới.
Thì như trong hình ta có 3 giai đoạn vận hành của quỹ đóng như sau:
- Thành lập quỹ (1): thì nhà đầu tư góp vốn thành lập nên quỹ
- Đầu tư (2): Tiền được góp sẽ do quỹ quản lý và thực hiện đầu tư và nhà đầu tư được phép giao dịch chứng chỉ quỹ với các nhà đầu tư khác tuy nhiên không được phép bán lại cho công ty quản lý quỹ. Không thể phát hành thêm chứng chỉ quỹ.
- Kết thúc (3): Đến khi kế thúc quá trình đầu tư thì công ty quản lý quỹ sẽ hoàn trả vốn và lãi cho nhà đầu tư.
Và đặc biệt trong quá trình (2) khi giao dịch chứng chỉ quỹ với các nhà đầu tư khác trên sàn giao dịch thì giá của chứng chỉ quỹ phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường với chứng chỉ quỹ đó nên giá có thể biến động cao.
Vì tính chất giá biến động cao và ít thanh khoản trong giai đoạn (2) nên quỹ đóng ít tồn tại và thành lập.
Cách thức hoạt động quỹ mở
Thì ngược lại với quỹ đóng khá ít phổ biến thì quỹ mở lại phổ biến hơn với cách thức hoạt động như hình bên dưới.
Thì như hình trên ta cũng có 3 giai đoạn hoạt động:
- Thành lập quỹ (1): Cũng như quỹ đóng thì các nhà đầu tư sẽ góp vốn và thành lập quỹ.
- Đầu tư (2): Tiền được huy động sẽ được công ty quản lý quỹ đem đi đầu tư và trong quá trình đó thì nhà đầu tư cần tiền vẫn có thể bán lại chứng chỉ quỹ cho công ty quản lý quỹ. Có thể phát hành thêm chứng chỉ quỹ.
- Kết thúc (3): Kết thúc đầu tư thì công ty quản lý quỹ hoàn trả vốn và lãi cho nhà đầu tư.
Và ở bước (2) giá của chứng chỉ quỹ sẽ được tính như sau:
Gía chứng chỉ quỹ =Tổng giá trị tài sản ròng của quỹ / Tổng số chứng chỉ quỹ đã phát hành
Thì khi bán lại chứng chỉ quỹ lại ở bước (2) cho công ty quản lý quỹ thì giá chứng chỉ quỹ được tính như công thức trên điều này giúp giá không phụ thuộc vào nhu cầu thị trường.
Và đa phần vì sự khác nhau ở bước (2) nên phần nhiều các quỹ hiện nay là quỹ mở thay vì quỹ đóng vì tính thanh khoản cao và linh động.
Tiêu chí lựa chọn quỹ đầu tư
Và để lựa chọn ta có thể có những tiêu chí sau để lựa chọn:
- Danh tính và lịch sử tồn tại: Trước khi tham gia ta cần biết quỹ đầu tư đó do ai quản lý, được ngân hàng nào chịu trách nhiệm cũng như là lịch sử hình thành để xem mức tăng trưởng của quỹ.
- Tổng giá trị ròng của quỹ đầu tư: Thì tổng giá trị ròng của quỹ đầu tư cho thấy quỹ này càng được nhiều nhà đầu tư tin tưởng.
- Lĩnh vực đầu tư của quỹ: Ta cần biết xem quỹ đó đầu tư gì như trái phiếu, cổ phiếu, bất động sản hay ngoại hối,…
- Phí dịch vụ: Vì bản chất của quỹ là những nhà đầu tư chuyên nghiệp quản lý tiền của bạn nên cần có phí dịch vụ và có các phí như sau: phí dịch vụ quản lý quỹ ≈1%,…
- Mức độ tăng trưởng: Ngoài ra cũng cần xem đến mức độ tăng trưởng và có thể dùng chỉ số VN Index để làm thang đo. Ví dụ chỉ số VN Index giảm 1% quỹ giảm 0,8%-1,2% là ok còn VN Index giảm 1% quỹ giảm 5% là chững tỏ loại tài sản đầu tư có vấn đề.
Và để rút gọn những tiêu chí thì đơn giản là khi bạn đầu tư vào quỹ thì bạn cần biết quỹ đó là ai mức độ tăng trưởng ra sao, lĩnh vực đầu tư có phù hợp với bản thân không, chi phí dịch vụ thế nào.
Và những tiêu chí trên cũng chưa hẳn phải là những toàn bộ tiêu chí sẽ có những tiêu chí khác mà bản thân bạn trong qua trình đầu tư bạn sẽ tự tìm ra cho bản thân.
Các quỹ đầu tư tại Việt Nam
Thì sau khi phân loại cũng như hiểu cơ cấu và tiêu chí lựa chọn quỹ đầu tư thì chúng ta có thể tham khảo 1 số quỹ đầu tư hiện có tại Việt Nam.
Công ty cổ phần quản lý quỹ Dragon Capital
Đây là quỹ được thành lập dựa trên sự hợp tác của 2 tổ chức tài chính là Dragon Capital và Công ty Cổ Phần Quản Lý Quỹ Đầu Tư Việt Nam là một trong số những doanh nghiệp tài chính thành lập đầu tiên tại Việt Nam.
Và ở dưới đây mình sẽ lấy một số tên gói của quỹ để các bạn hình dung:
- Qũy đầu tư DCBF: Loại quỹ là trái phiếu trong đó trái phiếu 76,6% ;chứng chỉ tiền gửi 15,3% ; tiền và tương đương tiền 8,1%. Gía chứng chỉ quỹ là 23.101VNĐ. Tổng NAV 829,6 tỷ VNĐ.
- Qũy đầu tư DCBC: Loại đầu tư là quỹ cổ phiếu trong đó 84,9% là các cổ phiếu HOSE ; 12,4% là tiền và chứng khoán nợ ; 2,7% là UPCOM . Trong dó 27,8% là cổ phiếu ngân hàng , 17% là cổ phiếu bán lẻ. Gía chứng chỉ quỹ 23.582 VNĐ.
Công ty cổ phần chứng khoán SSI
Là quỹ được thành lập vào tháng 12/1999 cũng là một trong số những doanh nghiệp tài chính đầu tiên tại Việt Nam và có mức vốn điều lệ tăng 1500 lần trong 21 năm vận hành.
- Qũy đầu tư SSI-SCA: Loại quỹ đầu tư cổ phiếu trong đó Các cổ phiếu chiếm tỉ trọng lớn HPG (Hòa Phát) 9,57% ; FPT 8,07% ;MWG 10,11%. Về độ hiệu quả thì từ 2014-2022 tức là 8 năm thì có 5 năm thắng thị trường và 3 năm thua thị trường.
Thắng thị trường ở đây có nghĩa là khi thị trường tăng thì quỹ tăng nhanh hơn và khi thị trường giảm quỹ giảm chậm hơn và ngược lại thua thì khi thị trường tăng quỹ tăng chậm hơn và khi thị trường giảm quỹ giảm mạnh hơn.
Và như hình trên thì các năm ô xanh là thắng và các năm ô đỏ là thua.
Cách tham gia quỹ đầu tư
Thì để tham gia quỹ đầu tư rất đơn giản bạn chỉ cần thực hiện theo các bước như sau:
- Mở tài khoản: Chọn ra các công ty quản lý quỹ và quyết định mở tài khoản trên nền tảng của họ. Bước này bạn cần dựa trên tiêu chí đánh giá ở phần trên để thực biết xem mình có nên tham gia quỹ không.
- Nạp tiền vào tài khoản: Sau khi mở tài khoàn bạn cần nạp tiền vào tài khoản đủ với lượng tiền đủ theo gói quỹ đầu tư mà bạn trọn.
- Mua chứng chỉ quỹ: Sau khi nạp tiền bạn cần mua chứng chỉ quỹ theo qui định của nền tảng công ty quản lý quỹ đó.
- Bán chứng chỉ quỹ: Và sau khi mua và bạn cảm thấy muốn bán lại thì có thể thực hiện bán chứng chỉ quỹ theo qui định của nền tảng công ty quản lý quỹ đó.
Sau quá trình trên là bạn đã tham gia quỹ đầu tư. Ngoài ra bạn nếu bạn muốn an toàn thì có thể lên trực tiếp chi nhánh của công ty quản lý quỹ và thực hiện tham gia quỹ.
Tổng kết
Vậy là cuối cùng các bạn cũng đã biết quỹ đầu tư là gì? Cũng như biết cách phân loại chúng. Và ngoài ra thị trường hiện tại đa phần là những quỹ đầu tư dạng quỹ mở vì tính chất thanh khoản cao cũng như linh động.
Và trước khi tham gia quỹ nào bạn cần xét qua những tiêu chí ở phần trên và có thể thực hiện mua bán chứng chỉ quỹ mà chúng mình hướng dẫn ở trên.
Ngoài ra thì nếu thấy hay các bạn có thể đọc thêm bài FED là gì? Vai trò và tác động của “nhà cái” số 1 thế giới.