Ngân hàng trung ương Anh liệu có đang lên kế hoạch tăng lãi suất hay không khi tốc độ lạm phát tại xứ sở sương mù đang đạt đỉnh điểm.
Lạm phát leo thang, ngân hàng hành động
Chỉ số CPI táng 6 của Anh đang ở mức báo động 9,4% – con số cao nhất kể từ năm 1982 đến nay, vượt con số 9,1% trong tháng 5 và mức dự đoán 9,3%.
Giá năng lượng và thực phẩm tăng chóng mặt là nguyên nhân khiến tình trạng lạm phát ngày một trầm trọng tại Anh, đây chính là động cơ để BOE có thêm động lực tăng lãi suất lên 50 điểm cơ bản trong tháng tới.
Văn phòng Thống kê Anh (ONS) cho hay tỷ lệ lạm phát tại Anh đang cao hơn rất nhiều so với các quốc gia trong nhóm G7, mặc dù tốc độ tăng giá ở khối EU thậm chí còn nhanh hơn rất nhiều.
BOE có vẻ nghiêng về phía phương án tăng lãi suất lên 50 điểm cơ bản – mức tăng lớn nhất kể từ năm 1995 đến nay. Dĩ nhiên, ngân hàng trung ương châu Âu cũng không đứng ngoài cuộc, họ sẽ có động thái rõ ràng hơn trong tuần này.
Thống đốc BOE Andrew Bailey cho hay ngân hàng trung ương đã có 5 lần tăng lãi suất ngắn hạn kể từ tháng 12 trong nỗi lực cố gắng giảm nhiệt cơn sốt lạm phát ăn mòn nền kinh tế.
Lạm phát tăng cao đồng nghĩa với động lực tăng lãi suất lên cao hơn trong tháng 8.
“Song nếu quá mạnh tay trong quá trình thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ không giải quyết toàn diện vấn đề mà còn khiến nguy cơ suy thoái kinh tế có cơ hội đến gần hơn”, chuyên gia kinh tế trưởng Suren Thiru đến từ ICAEW cho hay.
Các đơn vị tài chính tư nhân kỳ vọng 100% vào động thái tăng lãi suất tới đây của BOE, họ đã sẵn sàng cho một cuộc cải cách “mạnh mẽ” hơn bao giờ hết. ONS cho hay giá năng lượng tăng 42% so với năm 2021, giá thực phẩm tăng 10% giáng cú đấm thép vào các gia đình có thu nhập thấp.
London không “ngủ”
Thị trường chứng khoán suy giảm, đồng bảng Anh “bấp bênh”, dự đoán tăng trưởng kinh tế sẽ yếu dần sau khi Thủ tướng Boris Johnson từ chức. London có lẽ không còn thời gian để nghỉ ngơi trước những biến động lớn.
Giá vật liệu leo thang khiến các nhà máy dè dặt đã khiến giá sản phẩm không còn “thân thiện” với đại đa số các gia đình. Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF phát đi dự đoán Anh sẽ là quốc gia có tình hình kinh tế tồi tệ nhất trong nhóm G7 vào năm 2023.
Dự báo nước Anh sẽ chứng kiến lạm phát đạt 11% vào cuối năm 2022, các nhà bán lẻ như Currys (CURY.L) và Sainsbury (SBRY.L) phát đi cảnh báo doanh thu thê thảm trong tháng này.
Thủ tướng Rishi Sunak cho rằng, lệnh cấm của EU đối với việc xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt ở Nga sẽ khiến nền kinh tế Anh đối mặt với con số thiệt hại lên tới 70 tỷ bảng Anh (tương đương 3% GDP).
Cùng với đó, ông Rishi Sunak cho hay người Anh sẽ không đơn độc, chính phủ sẽ phối hợp chặt chẽ với BOE để giúp người dân vượt qua cơn khủng hoảng chi phí sinh hoạt tăng cao nhất trong nhiều thập kỷ.
Trong động thái liên quan, có vẻ như Mỹ sẽ không tăng lãi suất tiếp tục trước hy vọng lạm phát giảm cùng với việc giá xăng có xu hướng chững giá.
Tin đồn này đến từ sau khi Mỹ công bố chỉ số CPI tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2021, PPI tăng 11,3% do chi phí năng lượng, giá bơ sữa và bơ thực vật tăng 26,3%, giá dịch vụ nha khoa tăng 1,9%, giá thực phẩm tăng 12,2%, mức tăng cao nhất kể từ tháng 4/1979.
Một số quan chức Fed cũng nhanh chóng lên tiếng “dập tắt” khả năng cơ quan này tăng lãi suất thêm 1%.
Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.