Ghana là quốc gia bị cảnh báo có nguy cơ vỡ nợ cao thứ 2 trên thế giới.
Ghana sắp vỡ nợ công
Ngân hàng Thế giới (WB) cho hay các quốc gia nghèo nhất thế giới sẽ phải hoàn thành các khoản vay trái phiếu cho các trái chủ, 60% quốc gia có thu nhập thấp phải tái cơ cấu nợ trong năm 2022.
Ghana được cảnh báo đối diện với nguy cơ vỡ nợ, đứng sau là Ukraine, Argentina, El Salvador, Ethiopia (có điểm xếp hạng tín dụng cao hơn Ghana).
Bất ổn chính trị và khủng hoảng lương thực đẩy các quốc gia nghèo khó đứng bên thảm cảnh không thể hoàn thành nghĩa vụ nợ.
Điểm xếp hạng tín dụng ở Ghana lao dốc. Chi phí vay lãi của nước này hiện là 7,2% – cao thứ 2 trên thế giới (sau Ai Cập). Tỷ lệ nợ trên GDP của Ghana tăng vọt lên gần 85%.
Biện pháp cuối cùng, Ghana phải tìm đến gói cứu trợ 1,5 tỷ USD từ IMF giống như Sri Lanka để tránh tình trạng không thể tiếp cận thị trường nước ngoài.
Thị trường mới nổi lao đao
Thực tế cho thấy, tại một số thị trường mới nổi, lạm phát và biến động chính trị đang ăn mòn các quốc gia.
Từng là quốc gia phát triển, kinh tế Sri Lanka yếu dần do những sai lầm của chính phủ. Tuyên bố vỡ nợ do không thể trả lãi trái phiếu sau thời gian ân hạn, lạm phát gần 60%, Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa và Thủ tướng đương nhiệm phải viết đơn từ chức, sau đấy là chuỗi ngày bạo động khiến Sri Lanka chìm trong thảm cảnh tồi tệ nhất trong 70 năm.
Tunisia là quốc gia châu Phi có rủi ro vỡ nợ cao nhất tiếp theo vào năm 2022, sau đó là Ai Cập (cần thanh toán 4 tỷ USD vào tháng 11/2022 và 3 tỷ USD trong tháng 2/2022), Kenya, Namibia – là những quốc gia có tỷ lệ suy thoái thanh toán cao nhất trong năm 2022 và bị tổn thương do lãi suất cho vay trên thị trường nước ngoài leo thang.
El Salvador liên tục bị hạ điểm tín nhiệm sau khi quốc gia này tuyên bố Bitcoin là tiền tệ pháp định có giá trị giao dịch tương đương đồng USD.
Những chính sách mơ hồ của Tổng thống Bukele về một thành phố Bitcoin tỷ USD đang khiến El Salvador gặp khó khăn, nhất là khi quốc gia này cần thanh toán khoản nợ 800 triệu vào tháng 1/2023.
Pakistan nối lại đàm phán với IMF với khoản nợ 41 tỷ USD trong 1 năm tới.
Argentina đối mặt với nguy cơ phá sản sau lần vỡ nợ gần nhất trong năm 2020 vì suy thoái kinh tế. Lạm phát tại quốc gia Nam Mỹ ước tính là 70% vào cuối năm. Bài toán khó với Argentina là tìm cách bảo vệ giá trị nội tệ cũng như ngăn chặn tình trạng “chảy máu USD”.
Cuối cùng là Ukraine – đất nước với các khoản vay thương mại với lãi suất cực lớn. Hơn nữa, vì xung đột quân sự với Nga, Ukraine nói rằng họ cần 750 tỷ USD để tái thiết quốc gia – số tiền vượt quá với viện trợ mà đồng minh các nước cam kết tài trợ.
Nếu không vượt qua khủng hoảng, Ukraina sẽ không còn được cấp tín dụng thương mại.