Hàn Quốc sẽ tạm dừng việc đánh thuế 20% lên tiền điện tử cho đến năm 2025.
Hàn Quốc trì hoãn đánh thuế tiền điện tử
Chính phủ Hàn Quốc đã báo cáo hoãn việc tăng thuế tiền điện tử 20% đối với lợi tức đầu tư trong 2 năm. Trước đó, vào ngày 28/5/2021, chính phủ Hàn Quốc đưa ra mức thuế như trên đối với doanh thu trên 2,5 triệu won (1.900 USD) được cho là có hiệu lực từ 1/1/2023, giới đầu tư đã phản đối kế hoạch đánh thuế này.
Trong vòng 1 tháng, các nhà cung cấp, nhà đầu tư tiền điện tử phải thiết lập các quy trình nội bộ để giải quyết vấn đề xung đột lãi. Nếu không nghiêm túc thực hiện, họ sẽ phải đối mặt với việc đình chỉ kinh doanh và bị phạt tới 100 triệu KRW (85.000 USD).
Tuy nhiên, nhận thấy thị trường tiền điện tử đang rơi vào giai đoạn trầm hưng, hơn nữa cần thêm thời gian để xây dựng hệ thống bảo vệ các nhà đầu tư, chính phủ nước này đã hoãn việc áp mức thuế suất 20% cho đến năm 2025.
Thị trường tiền điện tử đang khiến các nhà quản lý “đau đầu”, bất chấp các quy định chặt chẽ, doanh thu từ ngành công nghiệp này đã đạt trên 45,9 tỷ USD trong năm 2021, giao dịch trong ngày có thời điểm vượt ngưỡng 20.000 tỷ won.
Nhà lập pháp Kim Young-jin đã kịch liệt phản đối chính sách đánh thuế tiền điện tử, ông hy vọng cần có 1 quy định chặt chẽ trước tiên thay vì áp mức thuế cao từ đầu.
Tiền điện tử cần được quản lý
Trong vài năm qua, nhiều quốc gia đã đưa ra mức thuế suất tương đối cao với tiền điện tử.
Thái Lan đề nghị mức thuế lên tới 15% mặc cho những phản ứng gay gắt từ phía cộng đồng, cuối cùng chính phủ đã phải hủy bỏ kế hoạch trên.
Ấn Độ đã áp mức thuế lên tới 30% đối với tiền điện tử, ảnh hưởng của nó với thị trường nước này vô cùng nghiêm trọng khi khối lượng giao dịch đã giảm 90% chỉ trong vòng vài tuần ban hành luật.
Theo tổng hợp từ ViMoney, Áo là quốc gia tiếp theo đang muốn tạo sân chơi công bằng với các khoản đầu tư của các loại tài sản khác, đồng thời đánh thuế thu nhập 27,5% đối với tất cả hình thức, bất kể là đầu tư cổ phiếu, trái phiếu và mới đây là đánh thuế tiền điện tử. Cụ thể, các nhà chức trách sẽ thực thi các quy định đánh thuế tiền điện tử đối với các tài sản như Bitcoin và Ethereum (ETH) cùng các Altcoin khác.
Ở Đức, nếu như các nhà đầu tư mua vào và bán ra tiền điện tử trong 1 năm thì khoản chênh lệch này sẽ không phải chịu thuế. Theo quy định của “anh cả EU”, tiền điện tử được coi là “tài sản tư nhân” và chịu thuế thu nhập cá nhân hơn là thuế lãi vốn.
Indonesia cũng đang bắt đầu xem xét đánh thuế tiền điện tử sau khi chứng kiến sự gia tăng lớn về người dùng tiền ảo trong năm nay cùng lượng lớn người tham gia. Tuy nhiên, Indonesia cấm sử dụng tiền kỹ thuật số trong thanh toán, mặc dù cho phép giao dịch chúng như một loại hàng hóa bởi tính rủi ro cao.
Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.