Trong số 17 ngân hàng Việt báo lãi quý II/2022, Eximbank là ngân hàng có nhận lợi nhuận cao gấp 3 lần so với cùng kỳ.
Lợi nhuận tăng gấp 3 cùng kỳ
Bức tranh kinh doanh quý 2/2022 của ngành ngân hàng có sự phân hóa mạnh sau báo cáo tài chính được 27 ngân hàng công bố. Trong đó, 17 ngân hàng tăng trưởng dương, 10 ngân hàng tăng trưởng âm so với cùng kỳ.
Quý II/2022, ngân hàng Eximbank có mức tăng trưởng cao nhất với mức lãi trước thuế gấp 3 lần cùng kỳ, đạt 1.094 tỷ đồng. Kết quả ấn tượng này là nhờ vào hoạt động kinh doanh cốt lõi khả quan, cùng với đó là sự kiểm soát chi phí hoạt động một cách chặt chẽ hơn.
Cụ thể, Eximbank ghi nhận lãi thuần quý 2 đạt 1.418 tỷ, so với cùng kỳ tăng 44% nhờ vào tăng trưởng tín dụng tốt (8,6%) và chi phí lãi được tối ưu. So với quý II/2021, các khoản trả lãi tiền gửi, trả lãi tiền vay trong quý 2/2022 giảm 8,5%, ở mức 1.525 tỷ đồng.
Kết quả ở các mảng kinh doanh khác cũng khả quan. Trong đó, hoạt động dịch vụ, mức lãi tăng tới 46,6% lên 124 tỷ. Lãi từ kinh doanh ngoại hối đạt 119 tỷ, tăng 16,2%. Hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư có lãi thuần gấp 13 lần mức cùng kỳ, 89 tỷ đồng. Ở các hoạt động khác, lãi gấp 4 lần cùng kỳ, đạt 272 tỷ.
Tổng thu nhập hoạt động quý II của ngân hàng này tăng 63% so với cùng kỳ, đạt 2.022 tỷ đồng. Chi lương và phụ cấp cho nhân viên cũng giảm 10,5% so với cùng kỳ, còn 414 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí hoạt động ở mức 799 tỷ đồng, tăng nhẹ 2,8%.
Quý II/2022, tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) giảm còn 39%. Trong khi năm 2021, tỷ lệ này là hơn 50%. Chi phí dự phòng rủi ro của Eximbank cũng chỉ tăng lên 130 tỷ (tăng 6%). Do đó, ngân hàng này báo lãi quý II/2022 tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2021.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng này tăng 243% so với cùng kỳ, đạt 1.902 tỷ đồng. Trong hệ thống, đây là mức tăng trưởng cao nhất.
Tổng tài sản Eximbank tại ngày 30/6/2022 tăng 5,3% so với đầu năm, đạt 174.583 tỷ đồng. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 8,6% lên 124.528 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng lên 141.495 tỷ đồng, tăng 3%.
Nợ xấu của Eximbank tăng 4,3% trong 6 tháng đầu năm lên 2.344 tỷ, mức tăng thấp hơn so với toàn danh mục cho vay. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu/dư nợ cho vay giảm từ 1,96% xuống 1,88%.
Kết quả kinh doanh ấn tượng và những bước ngoặt của Eximbank
Sau những thay đổi lớn, tích cực thời gian gần đây, kết quả kinh doanh của Eximbank gây nhiều bất ngờ.
Việc các nhóm cổ đông lớn thiếu đồng thuận khiến cho Eximbank không thể tổ chức được Đại hội đồng cổ đông trong nhiều năm. Nhưng ngày 15/2/2022, ngân hàng này đã tổ chức thành công cuộc họp ĐHCĐ thường niên năm 2021 lần 2.
Tiếp nối sự thành công này, ngày 27/5/2022, ĐHCĐ năm 2022 của Eximbank diễn ra khá suôn sẻ, tỷ lệ tham dự lên tới 95%. Nhiều kế hoạch quan trọng đã được thông qua.
Chủ tịch HĐQT Eximbank Lương Thị Cẩm Tú cho biết đã kết thúc tình trạng “đấu đá nội bộ”. Hội đồng quản trị đề ra mục tiêu ở nhiệm kỳ VII (2020 – 2025) là đặt lợi ích cổ đông và phát triển ngân hàng lên hàng đầu.
Phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận năm 2017-2021 đã được Hội đồng quản trị Eximbank thông qua sau cuộc họp cổ đông chưa đầy 1 tháng. Như vậy, cổ đông Eximbank sắp nhận được cổ tức, tỷ lệ là 20% sau 8 năm chờ đợi.
Sau khi phát hành, dự kiến vốn điều lệ của ngân hàng tăng lên 14.814 tỷ đồng. Như vậy sau hơn một thập kỷ “giậm chân tại chỗ”, ngân hàng lần đầu đánh dấu việc thực hiện tăng vốn.
Dự án trụ sở chính vốn bị đình trệ nhiều năm qua cũng đang được tái khởi động lại. Kế hoạch đầu tư xây dựng Tháp Eximbank bằng 100% nguồn vốn tự có đã được Eximbank thông qua.
Eximbank cũng thể hiện quyết tâm trở lại đường đua của mình khi đặt
Với mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2022m cao gấp đôi kết quả năm 2021, đạt 2.500 tỷ đồng, Eximbank cho thấy quyết tâm trở lại đường đua. 6 tháng đầu năm, ngân hàng đã hoàn thành được 76% mục tiêu của cả năm.