Là một hội chứng mà bất kỳ nhà đầu tư mới nào cũng mắc phải, làm cách nào để thoái lui khỏi FOMO.
Thị trường tiền điện tử tồn tại những điểm đen khiến các nhà giao dịch bất an. Là một hội chứng tâm lý thường gặp trong đầu tư, làm cách nào để các nhà giao dịch có thể vượt qua được FOMO?
FOMO là gì?
FOMO (Fear Of Missing Out) được biết đến là hội chứng tâm lý hoảng sợ rằng bản thân sẽ bỏ mất cơ hội kiếm tiền (lợi nhuận). Điều này thường xảy ra ở các nhà giao dịch chứng khoán, tiền điện tử, forex,…
Thông thường FOMO sẽ đi kèm với FUD (Fear Uncertainty Doubt) hội chứng lo sợ, không chắc chắn một điều gì đó.
Hầu hết các nhà đầu tư mới thường mang tâm lý tự ti về quyết định của mình, thậm chí không muốn người khác đạt được mục tiêu mà mình không làm được.
FOMO xuất hiện khi các nhà đầu tư nhìn thấy một đồng coin X tăng trưởng mạnh nhưng chần chừ không muốn ra quyết định. Khi nhìn các trader khác thu về lợi nhuận từ đồng X đó, tâm lý FOMO xuất hiện khiến người đó kích động, ngay lập tức xuống tiền để mua mã coin X mà không cần biết đồng coin X kia đã tăng bao nhiêu % lợi nhuận, bỏ qua cảnh báo phía trước là bull trap hay lợi nhuận ngắn hạn.
Hiểu đơn giản FOMO là tâm lý giao dịch theo cảm xúc không theo lý trí, xu hướng, người giao dịch không thể kiểm soát được hành vi của mình tại thời điểm cần. Người mang tâm lý FOMO là người sợ thua lỗ, sợ kém cỏi, sợ sai.
Hội chứng FOMO thường đến khi thị trường nhạy cảm như uptrend và downtrend. Những nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi hội chứng FOMO thường đưa ra các quyết định sai lầm, thậm chí cháy tài khoản.
FOMO là kẻ thù lớn nhất của giới đầu tư.
Không chỉ trong thị trường, FOMO tồn tại ngay trong chính cuộc sống hàng ngày.
Thấy người khác có được thành tựu mà bản thân mình không đạt được, bạn nảy sinh tâm lý FOMO muốn sở hữu ngay thành quả vốn không thuộc về mình bất chấp lý tính hay tính năng. Có thể sau vài ngày bạn sẽ không còn hứng thú với điều đó nữa, nhưng miễn là cảm xúc thỏa mãn tức thời của bản thân khi đó được đáp ứng.
Nguyên nhân gây ra tâm lý FOMO
Nguyên nhân khách quan: Thị trường biến động bất ổn, đột ngột đảo chiều uptrend-downtrend khiến nhiều trader đi lệch hướng xác định đầu tư ban đầu.
Ngoài ra, fake-news (tin lá cải), out-of-date (tin lỗi thời) hoặc scam (lừa đảo) cũng là 1 trong những nguyên nhân khiến thị trường nhiễu loạn ảnh hưởng đến tâm lý đầu tư. Nguy hiểm hơn, các nhà đầu tư có thể rơi vào bẫy lừa đảo khiến mất hết tài sản tích lũy.
Nguyên nhân chủ quan: Các nhà đầu tư không có định hướng rõ ràng về danh mục tài sản, mang tâm lý muốn thu lợi nhuận ngay, sợ mất tiền, ưa thích trade coin lướt sóng, không biết cách quản trị vốn và cắt lỗ khi cần thiết.
Vượt qua tâm lý FOMO bằng cách nào?
Để vượt qua hội chứng FOMO, điều cần thiết và trọng tâm nhất chính là tâm lý và tính kỷ luật trong đầu tư.
Không có khoản đầu tư nào sinh lợi nhuận dễ dàng, càng không có người nào sẵn sàng “nhắc bài” cho bạn để bạn kiếm lãi từ thị trường giao dịch.
Đừng quá tham lam mong muốn có lợi nhuận ngay lập tức tại thời điểm bỏ vốn. Tâm lý muốn lãi lớn khiến họ tiếp tục hold, dồn tiền, margin,…bất chấp những cảnh báo tiêu cực trước mắt.
Quy tắc “trứng không bỏ một giỏ”. Chỉ all-in khi bạn thực sự am hiểu quy luật thị trường, sẵn sàng thua cuộc khi thị trường đột ngột đảo chiều. Để bảo toàn vốn, ít nhất trong danh mục đầu tư của bạn cần có 3-5 mã coin an toàn.
Bình tĩnh và không nôn nóng. Không có cơ hội nào là lớn nhất, nếu bạn không phân tích kỹ càng dựa trên chỉ báo, dấu hiệu thị trường mà nóng vội đầu tư vì sợ bỏ lỡ cơ hội kiếm tiền thì chắc chắn bạn sẽ rơi vào điểm chết vốn.
“Markets are never wrong, only opinions are” – Jesse Livermore
Kiên nhẫn là chìa khóa. Lo sợ mất tiền, thấy trading volume giảm, tự suy đoán và bán tháo tài sản chỉ khiến bạn trở thành mồi cho các cá mập. Dĩ nhiên, lúc này bạn là người thua lỗ. Đừng lắng nghe các thông tin “vỉa hè” mà mua coin giá “đỉnh” nhưng không có phương án Stop-loss (cắt lỗ).
Không hùa vào đám đông. Các F0 (nhà đầu tư mới) luôn có tâm lý thấy mã coin nào nhiều người mua thì lập tức cũng dồn tiền để đu trend. Đó là hành động cảm tính, rất có thể bạn là nạn nhân của 1 vụ “lùa gà”. Cũng không nên “một mình một lối” bởi sẽ rất mạo hiểm nếu như bạn chẳng biết bất kỳ một thông tin gì mà vẫn cứ nghĩ rằng mình đúng.
Muốn vượt qua FOMO, bạn cần có chiến lược-quy tắc đầu tư bắt buộc phải tuân theo. Không phải cơ hội nào cũng sinh lợi nhuận và không có đầu tư nào là đầu tư “mì ăn liền”.
Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.