Là một trong những khái niệm được nhắc đến nhiều trong các báo cáo tài chính doanh nghiệp, vậy lãi ròng là gì? Cùng Vimoney tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu khái niệm lãi ròng là gì?
Lãi ròng là khái niệm còn được biết đến với một số cái tên phổ biến, được nhắc nhiều hơn như lãi thuần, lợi nhuận ròng, thu nhập ròng.
Hiểu một cách đơn giản, đây là số tiền doanh nghiệp thu về sau khi đã thanh toán hết toàn bộ các khoản từ thuế, lãi suất, cổ tức ưu đãi hay các chi phí khác trong 1 năm kinh doanh.
Lãi ròng gồm cả những khoản giá dịch vụ, giá sản phẩm… Nó được tính theo chênh lệch của các hoạt động kinh doanh và doanh thu đạt được.
Công thức tính lãi ròng
Cách tính lãi ròng đơn giản như sau:
Lãi ròng = Tổng doanh thu của doanh nghiệp – (20% thuế thu nhập doanh nghiệp + 30% chi phí hoạt động + 10% thuế VAT).
Trong đó:
Doanh thu doanh nghiệp: Số tiền thu về sau khi đã trừ đi khoản tiền chiết khấu bán hàng và tiền được hoàn lại;
Chi phí kinh doanh, gồm: Tiền vay kinh doanh, chi phí nguyên vật liệu, chi phí giao hàng, chi phí bán hàng, chi phí sản xuất…
Lãi ròng bị chi phối bởi chi phí của các hoạt động kinh doanh. Do đó, nếu giảm được chi phí hoạt động về mức thấp nhất thì chỉ tiêu này sẽ tăng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi ròng
Nhìn vào công thức tính lãi ròng, chúng ta có thể mường tượng ra những yếu tố ảnh hưởng đến thông số này, gồm có:
Chi phí dành cho các họat động của doanh nghiệp
Đây là yếu tố luôn được nhắc tới đầu tiên. Bởi chi phí hoạt động càng cao tương ứng với nó là giá trị của lãi ròng sẽ càng thấp. Ngược lại, khi chi phí hoạt động doanh nghiệp càng thấp, lãi ròng sẽ càng cao. Do đó, các doanh nghiệp thường sẽ phải tiết kiệm tối đa chi phí hoạt động nhằm để lãi ròng đạt được giá trị tối ưu nhất.
Giá gốc của sản phẩm
Một trong những yếu tố đóng vai trò quyết định đến chi phí của doanh nghiệp đó chính là giá gốc của sản phẩm. Lãi ròng sẽ càng cao nếu như giá gốc của sản phẩm càng thấp. Do đó, cách doanh nghiệp cải thiện và đảm bảo khả năng ổn định của lãi ròng chính là tìm kiếm được những nguồn nguyên liệu có giá ưu đãi nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp là yếu tố cuối cùng tác động trực tiếp đến lãi ròng. Tuy nhiên, thuế doanh nghiệp đóng phải tuân thủ theo đúng theo quy định của Nhà nước. Nếu muốn tăng lãi ròng, doanh nghiệp bắt buộc phải nâng giá bán sản phẩm, đồng thời giảm giá trị nguyên liệu và tiết kiệm chi phí hoạt động.
Ý nghĩa của việc tính lãi ròng
Tính lãi ròng sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra đánh giá chính xác về hoạt động kinh doanh xem đang lãi hay lỗ. Bởi, nó cho bạn thấy giá trị lợi nhuận chiếm tỷ lệ như thế nào trong tổng doanh nghiệp đạt được.
Doanh nghiệp sẽ thu được lãi lớn nếu như giá trị sau thuế và các chi phí lớn hơn 0, có biên độ lớn và ngược lại. Doanh nghiệp có thể dựa vào đây để điều chỉnh kế hoạch kinh doanh cũng như phương hướng kinh doanh sao cho đúng đắn nhằm thu được lợi nhuận lớn nhất.
Do doanh nghiệp bị đánh thuế khá cao nên để cân đối mức giá sản phẩm, đảm bảo lợi ích kinh doanh tốt nhất cần phải dựa vào lợi nhuận ròng.
Cách tăng lãi ròng một cách nhanh chóng
Có một vài cách giúp bạn tăng lãi ròng một cách hiệu quả, gồm có:
- Nhân viên là một trong những nhân tố quan trọng đóng góp vào sự thành công của doanh nghiệp. Do đó, việc vâng cao năng lực của đội ngũ nhân viên để tạo nên các sản phẩm có giá trị cao, quy đổi thành tiền dễ dàng là điều cần thiết. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần phải tăng quy mô sản xuất khoa học.
- Lãnh đạo cần hiểu và nắm bắt được thị trường, từ đó tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho những sản phẩm của mình để sản phẩm được thị trường biết đến với đa dạng đối tượng. Doanh nghiệp cũng cần mở rộng sản xuất, tuyển thêm nhân sự, tạo ra nhiều hơn nữa sản phẩm có giá trị cao gửi tới khách hàng.
- Ứng dụng khoa học công nghệ chính là cách doanh nghiệp cần tận dụng để nâng cao năng suất lao động, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng.
- Phương án dự phòng kinh doanh, các hình thức kinh doanh phụ hay các lĩnh vực sản xuất quy mô nhỏ hơn nhằm phát triển dịch vụ cốt lõi là điều cần thiết cần phải được lập ra.