Tiền điện tử hoàn toàn có thể trở thành một trong những giải pháp chống lại lạm phát nhưng chưa phải là thời điểm bây giờ.
Về lý thuyết, Bitcoin được sinh ra nhằm chống lại tình trạng lạm phát, bảo vệ giá trị đồng tiền. Không tổ chức hay ngân hàng nào có thể can thiệp thay đổi nguồn cung cố định của nó và Bitcoin không dễ dàng bị thao túng.
Song các nhà đầu tư vẫn chưa sử dụng Bitcoin đúng cách. Thay vào đó, thị trường tiền điện tử đang hoạt động như một sàn chứng khoán.
Điều gì để có thể biến tiền điện tử trở thành hàng rào chống lạm phát?
Cho đến khi những nguyên tắc cơ bản về một cuộc chơi pháp lý được công nhận, tiền điện tử vẫn hoạt động như một nền tảng tài chính đặc biệt.
Tiền điện tử là một giải pháp, vì không được quản lý bởi hệ thống ngân hàng trung ương nên nó hoàn toàn độc lập.
Nguồn cung của Bitcoin là hữu hạn, nên giá trị của nó càng ngày càng tăng. Người dùng truy cập vào blockchain để có thể truy cập vào tài sản của mình đồng thời nhận phần thưởng staking từ chính số dư hiện tại. Điều này có nghĩa là lợi nhuận được gắn trực tiếp với hoạt động kinh tế thông qua cơ chế staking và thế chấp.
Hai điều này có thể có khả năng giải quyết được nguyên nhân gây ra lạm phát trong hệ thống tiền tệ.
Mở rộng blockchain là gì? Bách khoa toàn thư về giải pháp Scalability
Tiền điện tử mang các đặc tính về một hệ sinh thái độc lập dần hoàn thiện các quy tắc giao dịch cơ bản. Nền kinh tế này cần các ứng dụng có thể tối ưu hóa việc phân quyền mà không cần phải loại bỏ chất lượng dịch vụ, phí giao dịch,…
Cho đến khi tiền điện tử chính thức được thanh toán phổ biến thì nó vẫn bị coi là một cổ phiếu có mức độ tăng trưởng cao.
Lạm phát đến do niềm tin bị đổ vỡ
Lạm phát không có nghĩa là ngân hàng phải in thêm tiền mà là sự xuất hiện của một tài sản không còn giá trị nữa.
Lạm phát liên quan đến niềm tin tiêu dùng của người dân đối với hệ thống tiền tệ. Hàng tỷ USD Mỹ đã tăng gấp 3 lần trong thị trường lưu thông, may mắn là lạm phát về cơ bản đang dần hạ nhiệt.
Ví dụ: Vàng sẽ là tài sản lưu trữ (với khối lượng nhỏ được lưu giữ dưới dạng vàng trang sức, vàng miếng,…) nhưng nếu nó trở thành 1 kênh lưu thông thì nó sẽ có mức giá khác với hiện tại.
Điều này cũng tương tự đối với thị trường tiền điện tử. Khi người ta mất niềm tin về một loại tài sản có thể bảo toàn giá trị trong thời gian dài thì lạm phát xảy ra.
Đa số vật chất trên thế giới là hữu hạn, không có gì là vô hạn (kể cả tài nguyên). Nếu đôi bên đều nghĩ nguồn cung của nó sẽ tự động gia hạn kể cả khi mức tiêu thụ tăng cao gấp nhiều lần mà không chắc chắn về chính sách tiền tệ thì lạm phát sẽ xảy ra.
Tiền điện tử là một tấm khiên bảo vệ đồng tiền khỏi lạm phát, nhưng không phải bây giờ.
Trong một môi trường bất ổn về chính trị, năng lượng, chính sách vĩ mô thì tiền điện tử không có giá trị để đương đầu với lạm phát. Nghĩa là tiền điện tử chỉ ổn định trong môi trường ổn định để bảo toàn vốn hóa. Nếu các blockchain sụp đổ hoặc bị tấn công thì hệ sinh thái này sẽ không còn có lợi nữa.
Cần thận trọng khi đầu tư tiền điện tử trong bối cảnh thị trường giao thoa hỗn loạn, và nó cũng không phải là thứ công cụ duy nhất để chống lại lạm phát đình trệ.
Nguồn (Cointelegraph – lược dịch)