Là thuật toán được ứng dụng trong blockchain, Proof of Authority (PoA) có thể cải thiện được khuyết điểm mà PoW hay PoS tồn tại.
Proof of Authority (PoA) là gì?
Thuật toán blockchain là một phần quan trọng không thể thiếu trong không gian blockchain. Không chỉ đóng vai trò là hàng rào bảo vệ, các thuật toán còn đảm bảo tính phân quyền và phi tập trung của nền tảng.
Ra đời vào năm 2017 bởi Gavin Wood, Proof of Authority (PoA) là cơ chế đồng thuận ủy quyền, đề cao danh tính của người tham gia xác thực giao dịch thêm block mới vào hệ thống blockchain.
Gavin Wood: Nhà đồng sáng lập, cựu CTO của Ethereum và Parity Technologies
Proof of Authority (PoA) đề cao danh tính bởi danh tính không thể thay đổi. Validator chỉ cần xác minh thông tin cá nhân thực sự thì hoàn toàn có thể thiết lập hoạt động của mình trong blockchain.
Không chỉ vậy, validator cần có uy tín, bởi uy tín là điều cần rất nhiều thời gian mới có thể tạo dựng được. Để có thể trở thành 1 validator, người tham gia cần chứng minh danh tiếng và độ uy tín của mình, họ cần phải có 1 vị trí trong mạng lưới và không được phép mắc sai lầm.
Phương thức xác thực danh tính hoàn toàn công bằng với mọi người tham gia trở thành ứng viên validator vì mọi người đều trải qua các quá trình kiểm định giống nhau mà không có bất kỳ sự thiên vị nào.
Về điểm này, PoA khá giống với Delegated Proof of Stake (DPoS) và Proof of Stake (PoS).
Song, khác với DPoS và PoS dựa vào lượng token, tài sản mà người tham gia có, PoA đặt vấn đề danh tiếng-mức độ uy tín là điều kiện tiên quyết để có thể có được quyền xác thực giao thực và điều tiết hệ thống.
PoA được ứng dụng nhiều trong việc quản lý các chuỗi cung ứng và các ứng dụng trong ngành hậu cần.
Proof of Authority cho phép các công ty đảm bảo tính bảo mật của mình đồng thời tận dụng được các lợi ích của công nghệ blockchain. Microsoft Azure là một ví dụ khác sử dụng PoA. Azure cung cấp giải pháp cho các mạng riêng tư, không cần có phí gas giao dịch.
Những điều ai cũng biết về thuật toán đồng thuận Delegated Proof of Stake (DPoS)
Ưu điểm của Proof of Authority (PoA)
Proof of Authority có thể cải thiện những điểm yếu của các thuật toán PoW, PoS và DPoS.
PoA đang được một số ít blockchain như PoA blockchain, Binace Smart Chain, Vechain, OKExChain, HECO, Cronos, Gatechain,…sử dụng.
Cải thiện tốc độ và phí giao dịch: Với thuật toán PoW, do blockchain tập trung nhiều mạng lưới với số node lớn nên TPS sẽ thấp gây nên tình trạng nghẽn mạng, phát sinh chi phí cao. Ngoài ra, PoW đòi hỏi 1 hệ thống máy phức tạp đủ mạnh, muốn trở thành validator thì thợ đào phải có 1 dàn máy tính “khủng long”, tỷ lệ hashrate càng lớn càng tốt.
PoA có vận tốc tạo khối là 5 giây, tốc độ thanh toán giao dịch được đánh giá nhanh nhất hiện tại (vượt cả DPoS) với mức phí gas gần bằng 0.
Giảm tải carbon: Việc giới hạn validator và không cần hệ thống máy tính phức tạp khiến PoA giảm tải được mức tiêu thụ điện năng cũng như giảm phát thải carbon, thân thiện với môi trường.
Scalability (Khả năng mở rộng): Vì lượng validator của mạng lưới được giới hạn, giúp cho Proof of Authority trở thành một mô hình có khả năng mở rộng.
Tính bảo mật cao: Do có cơ chế kiểm duyệt danh tính nên mức độ bảo mật của PoA khá cao. PoA vô hiệu hóa được các cuộc tấn công của hacker vào hệ thống. Ngoài ra, việc xác minh danh tiếng đảm bảo công bằng không cần phải xem xét sự chênh lệch tiền tệ giữa những validator.
Sau khi tham gia xác nhận thanh toán giao dịch, validator sẽ nhận được phần thưởng là token của blockchain.
Nhược điểm của Proof of Authority (PoA)
Hạn chế tính phi tập trung: Vì có quá ít validator node nên PoA không thể đảm bảo được Decentralization (tính phi tập trung) trên mạng lưới.
Thao túng danh tính: Vì danh tính của validator công khai nên có nhiều kẽ hở để bên thứ 3 khai thác khiến toàn bộ hệ thống bị tổn hại. Thứ 2, vì các mạng PoA thường chỉ chấp nhận những người có uy tín lâu năm để có thể trở thành validator nên những người bình thường khó có thể làm được.
Tính phân cấp thấp: Do việc xác thực và tạo khối nằm trong tay của validator nên khó có thể phân quyền như PoW hay PoS.
ZOE
Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.