Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) đã mạnh tay nâng lãi suất cho vay lên 0,75 bps để đảm bảo ổn định giá cả trung hạn.
Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) (Zurich, Thụy Sĩ) không thể đứng im trong diễn biến căng thẳng của biến đổi kinh tế. TSNB quyết định nâng lãi suất cho vay lên 0,75 bps để đảm bảo ổn định giá cả trung hạn.
Hành động này được thực hiện sau khi FED và các ngân hàng trung ương khác trên thế giới cùng đẩy mạnh tốc độ thắt chặt tài chính nhằm đẩy lùi cuộc xâm lăng của lạm phát. Hơn nữa FED còn phát đi tín hiệu diều hâu về những lần tăng lãi suất tiếp theo.
SNB cho hay họ không loại trừ mức tăng 0,75 bps để đảm bảo ổn định mọi hoạt động tiêu dùng và hạ nhiệt giá cả hàng hóa khi CPI tại đất nước này đang ở mức 3,5%.
Lạm phát 8,3% có kéo dài nỗi sợ khủng hoảng của nước Mỹ
Tạm biệt “ký ức” lãi suất âm
Với việc tăng lãi suất từ mức -0,25% lên 0,5%, đất nước được coi là vùng đất trú ẩn an toàn của tài sản đã chính thức “tạm biệt” thời kỳ lãi suất cho vay âm – một bằng chứng cho sự ổn định tài chính, lạm phát thấp.
Thụy Sĩ là quốc gia có tỷ lệ lạm phát tương đối thấp so với các quốc gia khác; Mỹ lạm phát 8,3%, CPI ở Anh là 9%, dự đoán có thể đạt 2 con số vào cuối năm 2022.
Đồng fanc ở Thụy Sĩ tương đối ổn định bởi sức mua tương đối tốt và được săn đón.
Môi trường lãi suất âm ở Thụy Sĩ là thiên đường của những quốc gia khác trong khu vực EU. Những cá nhân sử dụng dịch vụ tài chính phải trả tiền để được hưởng đặc quyền, trả phí để gửi tiền ở ngân hàng Thuỵ Sĩ.
Chính sách này được duy trì với khu vực Eurozone từ năm 2014 trong nỗ lực khuyến khích người dân và doanh nghiệp vay tiền, kích thích phát triển kinh tế.
Sau lần thay đổi lãi suất này, nhiều nhà kinh tế cho biết Thụy Sĩ sẽ là quốc gia ít bị chịu tổn thương từ lạm phát, chi phí sinh hoạt ở quốc gia này khá lớn, vượt xa 19 nước trong Eurozone – nơi lạm phát đạt đỉnh 9%.
Trước bối cảnh lạm phát và hành động gay gắt của FED, Ngân hàng Trung ương châu Âu và BOE cũng đang phải chịu áp lực thay đổi trong cuộc họp vào ngày hôm nay 21/9.
Mặc dù không nằm trong nhóm thành viên EU và NATO nhưng các hoạt động kinh tế của Thụy Sĩ có tầm ảnh hưởng tới khối liên minh 27 quốc gia.
Trong thời gian qua, EU và Thụy Sĩ khá căng thẳng vì các vấn đề liên quan đến thỏa thuận song phương liên quan đến dân nhập cư và đàm phán lại Hiệp định về tự do đi lại với Liên hiệp châu Âu (EU).
Thụy Sĩ và EU ký kết Hiệp ước đi lại tự do từ năm 1999 và bắt đầu có hiệu lực từ năm 2002. Nguyên tắc trọng tâm của EU là tự do lưu thông của người dân trong lãnh thổ của các quốc gia thành viên và với các đối tác khác trong khu vực Schengen.
Tuy nhiên, Thụy Sĩ đang muốn hạn chế điều này vì cho rằng lượng lao động nhập cư vào Thụy Sĩ làm thay đổi bản sắc nước này cũng như khiến thị trường lao động tăng giá. Sự xuất hiện ồ ạt của người nước ngoài đã khiến giá cả tăng lên trong khi tiền lương thì giảm, hệ thống y tế và giáo dục nước này liên tục quá tải.
Song nếu lượng nhập cư bị hạn chế, Thụy Sĩ sẽ bị thiếu nguồn lao động khiến nền kinh tế suy yếu và còn ảnh hưởng đến mối quan hệ với EU.
Cập nhật thông tin: Ngày 21/9 (giờ Mỹ), FED chính thức nổ phát súng vào thành trì lạm phát với mức tăng lãi suất cho vay lên 0,75 bps (75 điểm cơ bản). Trước động thái này, thị trường chứng khoán và tiền điện tử phản ứng mạnh mẽ với việc sụt giảm. Đồng USD tăng giá, lợi tức trái phiếu kho bạc 2 năm của Mỹ đạt mốc 3,992% – mức cao nhất kể từ tháng 11/2007 góp phần hỗ trợ cho đà tăng của đồng USD.
Trader_Z
Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.