GameFi có nhiều cơ hội phát triển ở thị trường châu Á vì các game thủ dành tình cảm lớn cho NFT.
NFT tạo được sức hút lớn thị trường công nghệ điện tử bằng sự phát triển không ngừng trên mọi lĩnh vực: dịch vụ, giáo dục, du lịch, truyền thống, giải trí,…
Định giá thị trường, vào năm 2021, Grand View Research cho biết quy mô thị trường NFT toàn cầu hiện được định giá 15,54 tỷ USD, CAGR đạt 33,9% trong giai đoạn 2022-2030, dự kiến đạt 211,72 tỷ USD vào năm 2030.
CAGR (Compound Annual Growth Rate): Tốc độ tăng trưởng kép hàng năm.
Trong thế giới NFT không thể không nhắc đến những cái tên đã làm nên kỳ tích như: Axie Infinity, My Crypto Heroes, Idle Cyber, StepN, SWEATCOIN…
Các vật phẩm độc quyền NFT trong game có vô vàn giá trị. Nhiều trò chơi tung ra các tài sản NFT ở dạng ký tự, đất ảo hoặc định dạng ẩn để thu hút game thủ. Những item NFT này hiện có giá không hề nhỏ, thậm chí có vật phẩm trị giá hàng trăm triệu USD.
GameFi blockchain tìm lại chính mình ở châu Á
GameFi được sử dụng ngày càng thường xuyên để chỉ các trò chơi có yếu tố tài chính được dựa trên nền tảng công nghệ blockchain, hỗ trợ smart contract (hợp đồng thông minh). GameFi hướng đến việc tạo ra lợi nhuận dành cho người tham gia bằng việc trao đổi, mua bán các token, coin, vật phẩm trong game trên các sàn giao dịch P2P.
Nghệ thuật ứng dụng mô hình hội viên NFT (Membership NFTs)
CEO Yat Siu, Co-Founder Animoca Brands cho hay, các công ty phát triển game ở phương Tây đang phải đối mặt với việc các game thủ không mấy mặn mà với NFT.
Khác với châu Á, GameFi hoàn toàn nắm bắt được cơ hội lớn để tiếp tục phát triển ở thị trường này khi người chơi đến từ các quốc gia châu Á có xu hướng tiếp nhận NFT, P2E tích cực hơn.
“Tôi nghĩ rằng châu Á là một mảnh đất thực sự tốt để các game blockchain phát triển, là khu vực dẫn đầu mảng GameFi, ít nhất trong thời gian này. Không phải đây là khu vực tập trung nhiều game thủ nhất thế giới mà vì các game thủ ở đây có cái nhìn thiện cảm với NFT”.
Ông nói thêm: “Các công ty phát triển game ở phương Tây đang phải đối mặt với sự phản ứng tiêu cực của người tiêu dùng, điều mà các công ty game châu Á không phải đối diện”.
Việc chấp nhận NFTs xuất phát từ nhiều quan điểm, trong đó có việc một số nước châu Á coi các tài sản kỹ thuật số mang lại lợi nhuận khổng lồ.
Hơn nữa, các dự án GameFi blockchain ở châu Á thu hút được được nguồn vốn VC đáng kể từ thung lũng Silicon, đặc biệt ở Philippines – đất nước có số lượng người chơi game P2E tương đối lớn.
Hệ sinh thái blockchain đang phát triển mạnh mẽ ở thị trường châu Á, nhiều dự án lớn đang áp dụng công nghệ này trong nỗ lực đổi mới không gian internet.
“Chúng tôi chuyển hướng đầu tư, đặc biệt nguồn vốn VC tập trung ở thị trường GameFi blockchain ở Việt Nam và Philippines. Đó là một điều tuyệt vời. Châu Á đang chuyển hướng tới một kỷ nguyên GameFi Web3.0 blockchain. Tôi tin là như vậy”, người đứng đầu Animoca Brands nhấn mạnh.
Trader Z
Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.