Các nhà hoạch định đặt hy vọng vào thị trường sẽ mạnh hơn trước những bài toán thách thức được đưa ra bởi FED.
Các nhà đầu tư phải trải qua 1 năm không mấy vui vẻ khi thị trường không được như ý muốn. Nền kinh tế chao đảo bất ổn buộc FED phải đưa ra chiến lược tăng lãi suất như một công cụ đè bẹp lạm phát ngấp nghé ngưỡng 9%. Cùng với FED, khí thế bài trừ lạm phát của hệ thống các ngân hàng trung ương mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Thị trường đang bắt kịp trend hay FED đang gắng gượng?
Trong 2 ngày qua, S&P500 hồi phục với mức tăng gần 6% (tháng 9, S&P500 giảm mạnh 9,3%). Lợi suất trái phiếu kho bạc giảm 33 điểm từ mức cao nhất được ghi nhận trong tháng 9.
Các nhà giao dịch kỳ vọng lớn về hành động tiếp theo của FED khi chỉ số CPI đã giảm nhẹ, tốc độ tăng trưởng toàn ngành đang dần châm lại. Thị trường phản ứng với hy vọng lãi suất cho vay sẽ đạt đỉnh mức tăng 4,5 bps.
Chiến lược gia tài chính Jim Paulsen đến từ Leuthold Group trả lời Reutert: “Thị trường toàn cầu đang bắt nhịp kịp với FED, đó không phải là dấu hiệu của 1 cuộc suy thoái”.
Chứng khoán Mỹ tiếp đà hồi phục, Dow Jones tăng 825 điểm
Cảnh giác
Tuy nhiên, những chú sói phố Wall đã phát đi nhiều tín hiệu về một cuộc đảo chiều trong tương lai trước đà tăng của hiện tại.
Sự xoay trục chính sách của FED có thể diễn ra bất cứ lúc này, nhất là khi thời gian gần đây, các dữ liệu về tình hình sản xuất và tỷ lệ lao động Mỹ đang suy yếu. Liệu FED có nương tay giảm tốc trên đường đua lãi suất?
Ngân hàng Trung ương Australia đang thảo luận để đưa ra mức lãi suất hợp lý nhất, trong lúc này, chính phủ anh của Thủ tướng Truss đã hành động và phản ứng trước những số liệu phát đi cảnh báo tình hình xứ sở sương mờ có thể đi vào bóng tối của sự suy thoái.
Trưởng phòng chiến lược Ian Lyngen thuộc BMO Capital Markets nhận định: “Ngày càng có nhiều quan điểm về mức độ căng thẳng của thị trường trước xu hướng chung của thế giới về việc siết chặt nền tài chính”.
Những người hứng thú với thị trường đầu tư hoài nghi về sự phục hồi của trái phiếu và cổ phiếu.
Giám đốc đầu tư Mark Haefele thuộc UBS Global Wealth Management cho hay cổ phiếu hiện đang hồi nhịp là do áp lực quá bán của nhóm S&P500. Căng thẳng hơn là khi các nhà quản lý tiền tệ đang cố gắng cân bằng đại cục đã khiến giá cổ phiếu giảm giá sâu.
Họ cần bán cổ phiếu để cân bằng danh mục và bảo vệ tài sản của mình, ít nhất cho đến khi thị trường phát đi những tín hiệu đáng tin hơn.
Dấu hiệu đầu cơ đã xuất hiện khi nhiều mã cổ phiếu hình thành mức đáy tiềm năng.
FED sẽ không cảm thấy thoải mái khi chỉ số thể hiện sự suy yếu thị trường lao động có xu hướng tăng, chắc chắn, họ sẽ ra tay nếu cảm thấy nền kinh tế Mỹ bị đe dọa.
Ashwin Alankar đến từ Janus Henderson Investors nói: “Bạn đã cảm thấy sợ hãi chưa? Cho đến khi thời điểm ấy đến, tôi tin rằng sẽ không phải thời điểm tốt nhất để nâng thêm tỷ lệ rủi ro trong danh mục đầu tư đâu”.
Trader_Z
Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.