Nhu cầu về hệ tài chính DeFi (tài chính phi tập trung) đã khiến Curve Finance và Uniswap phát triển vượt bậc.
“Thẻ đen” Binance Card là gì? Có gì thú vị xung quanh tấm thẻ tiền điện tử quyền lực?
Nền tài chính DeFi (Decentralized Finance – tài chính phi tập trung) tận dụng sức mạnh của nền tảng blockchain tạo nên 1 nền tài chính mở (Open Finance) dành cho tất cả mọi người.
Nhu cầu về hệ tài chính DeFi (tài chính phi tập trung) đã hình thành sự ra đời của Curve Finance và Uniswap. Khác với Uniswap, Curve Finance được ra đời với mục đích cung cấp cho người dùng biện pháp hoán đổi token (swap token) với mức giá rẻ và trực tiếp chứ không cần qua cầu nối.
Curve Finance là gì?
Curve Finance được khai sinh bởi Michael Egorov, sàn giao dịch phi tập trung được trình làng hồi tháng 1/2020 với mục đích cung cấp thị trường giao dịch phi tập trung phát triển trên công cụ (AMM- Automated Market) chạy trên nền tảng Ethereum.
AMM tự động hỗ trợ kết nối các giao dịch tiền điện tử, lệnh giao dịch được khớp gần như ngay lập tức nhờ một thuật toán đặc biệt sẽ tính ra mức giá cơ sở và điều chỉnh giá theo thực tế.
Lưu ý, Curve Finance chỉ giao dịch giữa các stablecoin. Tuy nhiên, sau đó, nó đã mở rộng sang các token khác như wETH và renBTC, được peg với Ethereum (ETH-USD) và Bitcoin (BTC-USD).
Thông thường, khi swap từ stablecoin A sang B, người dùng cần swap bắc cầu stablecoin A – ETH – stablecoin B (Uniswap), tuy nhiên với Curve Finance, các coiner có thể swap thẳng stablecoin A sang B. Điều này sẽ giúp người dùng tiết kiệm thời gian và chi phí.
Cách thức hoạt động của Curve Finance
Như đã trình bày, hoạt động chính của Curve Finance là swap các stablecoin.
Ví dụ 5 USDT = 5 USDC = 5 BUSD, tuy nhiên trong quá trình swap sẽ xảy ra tình trạng trượt giá. Tuy nhiên Curve Finance có công thức để giảm thiểu chúng khi bạn muốn chuyển đối các stablecoin với nhau, kể cả trong trường hợp số tiền bạn chuyển vượt quá 1 triệu USD.
Để làm được điều này, sự xuất hiện của các nhóm thanh khoản là một điều vô cùng quan trọng.
Curve Finance là một Yield Aggregator (tương tự với APY.Finance) có thể giúp người cung cấp thanh khoản được hưởng phí giao dịch (là 0,04%) và lãi suất cho vay từ yEarn hoặc Compound.
Bắt đầu từ tháng 6/2021, đã có 39 nhóm hoạt động sẵn có cho việc hoán đổi giữa các stablecoin và các tài sản có trong Curve Finance. Trong đó, các stablecoin hiện có bao gồm USDT, USDC, DAI, BUSD, TUSD và sUSD và đặc biệt là 3CRV, bao gồm DAI, USDT và USDC.
Curve Finance cũng hỗ trợ các token tự sinh lợi nhuận theo thời gian như các token của Yearn Finance, với các nhóm yUSD bao gồm yDAI, yUSDT, yUSDC và yTUSD.
3CRV là LP token của pool 3 stablecoin (3pool) hiện đang được nhận sự hỗ trợ từ Curve Finance.
Người dùng tham gia vào nhóm này sẽ nhận được phí hoán đổi/phí gas được tạo ra bởi nhóm Curve cũng như từ các token tự sinh lời cơ sở, đảm bảo lãi suất ổn định. Người dùng Curve Finance có thể có thể sử dụng nhiều stablecoin khác trong cùng một pool. Curve sẽ có trách nhiệm tự động tách tablecoin ra đúng với tỷ lệ trong pool.
Ví dụ: Pool sUSD đang có 4 loại tài sản bao gồm: USDT, USDC, TUSD và sUSD với tỷ lệ lần lượt là 30%, 5%, 15% và 50%.
Ngoài ra, tỷ suất lợi nhuận APY (lợi nhuận hàng năm) của stablecoin gửi trên Curve tương đối cao. Người dùng có thể lock các token sẽ chuyển đổi chúng thành veCRV, được sử dụng để tăng APY tiền gửi của bạn.
CRV là gì?
CRV là token gốc của Curve Finance, được sử dụng trong cộng đồng quản trị, tặng thưởng staking LP, chi trả cho lợi nhuận tiền gửi (veCRV) và phí burn token. Bạn lock CRV càng lâu thì veCRV bạn nhận được phần thưởng, lãi suất càng nhiều, bạn nhận từ phí giao dịch.
Chủ sở hữu CRV có quyền tham gia vào hoạt động biểu quyết của cộng đồng. Bất kỳ ai có các token CRV cũng có thể đề xuất các cập nhật cho giao thức Curve Finance, bởi vậy CRV được lock càng lâu thì quyền biểu quyết bạn có càng nhiều. Nếu bạn đang muốn stake quyền dài hạn đối với phí DAO trên Curve, các nhà phát triển Yearn đã xây dựng Backscratcher Vault, cho phép bạn gửi vĩnh viễn veCRV của mình để có quyền yêu cầu suốt đời đối với thu nhập từ phí hàng năm của Curve.
Hiện thanh khoản của Curve Finance là 7,5 tỷ USD. Thời gian qua, thị trường mùa đông khắc nghiệt nhưng Curve vẫn giữ lại TVL để bảo vệ các nhà cung cấp thanh khoản khỏi việc thua lỗ ngắn hạn.
Tuy nhiên, cũng không thể loại trừ rủi ro của Curve Finance. Vì Curve được tạo ra từ các nhóm pool stablecoin, nếu 1 peg thất bại sẽ khiến cả chuỗi chịu ảnh hưởng, các nhà cung cấp thanh khoản của nhóm này sẽ chỉ nắm giữ các stablecoin được neo giá.
Bất kỳ vấn đề nào liên quan tới một giao thức DeFi được kết nối hoặc đối tác đều có thể gây ra thiệt hại cho Curve Finance.
Nguồn Seeking Alpha
Trader_Z
Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.