Trung Quốc ra tay thực hiện chiến dịch quảng cáo quy mô lớn cho đồng e-CNY bằng việc tung ra 26,5 triệu USD miễn phí tại một số thành phố thí điểm.
Đồng e-CNY gặp khó khăn ở thị trường trong nước
Đồng e-CNY có trở thành tương lai tiền tệ mới ở đất nước tỷ dân
Chiến dịch quảng cáo phổ biến đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số chính thức (e-CNY) được Trung Quốc nghiêm túc đầu tư bằng việc tung ra đồng e-CNY miễn phí, tổng giá trị lên tới 26,5 triệu USD. Khoản tiền này được đưa ra dưới dạng trợ cấp cho doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân của đất nước trong lĩnh vực vận tải, công nghệ tiêu dùng, truyền thông và du lịch cùng tham gia vào kế hoạch phổ biến đồng tiền số chính thống của Trung Quốc. Động thái này là sự cố gắng của chính phủ trong việc thúc đẩy e-CNY như một phương thức thanh toán thuận tiện hơn, cung cấp các tùy chọn và khả năng giao dịch tài chính cho người dùng.
Đồng e-CNY viết tắt của hay còn gọi là E nhân dân tệ hay đồng tiền kỹ thuật số Trung Quốc. Đồng e-CNY được phát hành nhằm mục đích chính là giao dịch trên không gian mạng trực tuyến.
Trung Quốc bắt đầu thử nghiệm chính thức e-CNY vào cuối năm 2021. Trong 2 năm, tổng giao dịch của nó đã vượt quá 100 tỷ nhân dân tệ, (tương đương 14 tỷ USD). Nhiều người Trung Quốc đã chấp nhận loại tiền kỹ thuật số này vì nó dễ sử dụng.
Song theo quan điểm của Giáo sư tại đại học Thanh Hoa – Xie Ping, đây vẫn là một kết quả không mấy triển vọng khi mức sử dụng e-CNY tương đối thấp.
Trung Quốc có tỷ lệ người dân sử dụng thanh toán điện tử khá cao, phần lớn người dân nước này ưa chuộng WeChat Pay, Alipay và ví điện tử QQ.
Chính quyền Trung Quốc đã mở rộng đồng e-CNY tới 4 thành phố mới, trước đó, nó được chính thức đưa vào hoạt động tại Quảng Đông và 3 khu vực đông dân nhất quốc gia này.
Tại khu vực láng giềng của Trung Quốc là Ấn Độ cũng đã bắt đầu thử nghiệm CBDC (e-rupee) trong lĩnh vực bán buôn và bán lẻ. Quốc gia này có kế hoạch giới thiệu tiền kỹ thuật số theo cách phân loại.
Trung Quốc là quốc gia cấm hoàn toàn tiền điện tử cùng các sản phẩm liên quan, kể cả nền tài chính phi tập trung. Khác với Trung Quốc, Ấn Độ lại áp mức thuế khổng lồ đối với tiền điện tử.
Người dân Ấn Độ sẽ phải trả 30% thuế trên thặng dư trên vốn (capital gains tax). Đây là khoản thuế được đánh giá dựa trên chênh lệch giữa giá bán của tài sản và giá mua ban đầu trong các giao dịch tiền mã hóa. Ngoài ra, các nhà giao dịch không thể bù các khoản lộ gộp với lãi để được xem xét trừ thuế. Ngoài ra, các nhà đầu tư còn phải chịu mức thuế 1% cho mỗi giao dịch crypto.
Nguồn SupperCryptoNews
ViMoney
Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác