Lãi suất tăng, giá trị thị trường giảm, các khoản tiền lớn không được bảo hiểm tại một vài ngân hàng Mỹ đã đe dọa đến sự ổn định của hệ thống ngân hàng trung ương.
FDIC đính chính “fake news” có liên quan đến Signature Bank
Làn sóng rút tiền đe dọa 186 ngân hàng Mỹ
Silvergate Bank, SVB, Signature Bank trở thành đòn phủ đầu đe dọa sự tồn vong của hệ thống ngân hàng truyền thống Mỹ. So sánh các yếu tố nhận biết kể từ khi SVB sụp đổ, cho thấy, có gần 190 ngân hàng đang hoạt động tại Mỹ có nguy cơ cao bị phá sản trong trường hợp 1/2 số người gửi tiền không được bảo hiểm ồ ạt rút tiền.
Sự sụp đổ của SVB như một lời cảnh cáo về sự “yếu đuối” của hệ thống tài chính truyền thống, các khoản tiền gửi lớn không được bảo hiểm một khi đối mặt với tình trạng bị khách hàng rút đồng loạt sẽ gây ra một thảm họa.
“Ngay cả khi chỉ một nửa khách hàng gửi tiền mà không có bảo hiểm quyết định rút toàn bộ tài sản của họ, gần 190 ngân hàng sẽ phải đối mặt với nguy cơ tổn thất nặng nề, 300 tỷ USD tiền gửi được bảo hiểm có khả năng gặp rủi ro”.
Các chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương thực thi sẽ tổn hại đến hệ tài sản dài hạn như trái phiếu, các khoản vay thế chấp khiến hệ thống ngân hàng gặp tổn hại.
Nếu một ngân hàng được coi là mất khả năng thanh toán khi giá trị tài sản theo thị trường của ngân hàng đó không đủ để chi trả các khoản tiền gửi được bảo hiểm. Ngân hàng đó sẽ vỡ nợ nếu làn sóng rút tiền ồ ạt xảy ra (toàn bộ số khách hàng gửi tiền có bảo hiểm rút tài sản).
Sự gia tăng lãi suất của FED nhằm kiềm chế lạm phát đã khiến tổng giá trị tài sản của ngân hàng Mỹ xuống mức 2.000 tỷ USD, sự sụt giảm tài sản trong thời gian gần đây đã khiến niềm tin dành cho ngân hàng Mỹ sụt giảm nhất là đối với những đối tượng gửi tiền không có bảo hiểm bảo đảm.
Sau khi SVB Financial Group nộp đơn xin phá sản theo chương 11, luật phá sản Mỹ, chính phủ liên bang đã vào cuộc để bảo vệ những người gửi tiền của SVB và Signature Bank.
Để bảo vệ tất cả người gửi tiền tại SVB, FDIC đã chuyển tất cả khoản tiền gửi tại SVB sang ngân hàng mới được thành lập mang tên Silicon Valley Bridge Bank. Silicon Valley Bridge Bank hiện hoạt động dưới quyền tài phán của FDIC và không nằm trong hồ sơ xin bảo hộ phá sản của tập đoàn SVB Financial Group.
Việc SVB ngừng hoạt động là sự sụp đổ lớn thứ hai của một tổ chức tài chính trong lịch sử Mỹ kể từ năm 2008, sau ngân hàng Washington Mutual.
Tổng thống Joe Biden đảm bảo rằng quỹ hỗ trợ sẽ không sử dụng không có tác động nào đối với những công dân nộp thuế.
Trước đó, các cơ quan quản lý đã đảm bảo tất cả khoản tiền gửi tại hai ngân hàng.
Trong cả hai trường hợp ngân hàng Silicon Valley và Signature, chính phủ đã đồng ý chi trả các khoản tiền gửi, ngay cả những khoản tiền gửi vượt quá giới hạn được bảo hiểm của liên bang là 250.000 USD.
Nguồn Cointelegraph
Trader_Z
Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác