Điểm tin doanh nghiệp: PYN Elite mua thêm VHM, CTG
Tỷ suất sinh lời của PYN Elite Fund đạt 2,1% trong tháng 9, vượt mức tăng 0,8% của VN-Index.Song hiệu suất quý III âm 3,7% do gía hầu hết mã trong danh mục giảm.
Trong top 10 danh mục, cổ phiếu SCS được thêm mới, chứng chỉ quỹ FUEVFVND bị loại.Về cổ phiếu TPB, PYN Elite kỳ vọng 30 triệu cổ phiếu hở “room ngoại” sẽ được bán nhanh chóng.
PYN Elite đang để tỷ trọng đầu tư VHM lớn nhất trong danh mục do quỹ cho rằng cổ phiếu của doanh nghiệp phát triển nhà ở lớn nhất Việt Nam này đang bị định giá thấp và công ty đang có nền tảng tốt để đạt lợi nhuận cao. Việc giá cổ phiếu đang bị kìm hãm xuất phát từ một số yếu tố ngẫu nhiên của thị trường
Tính từ đầu năm, tỷ suất lợi nhuận của PYN Elite ở mức 18,82% – thấp hơn hiệu quả chung thị trường – VN-Index (tăng 24,46%). Với các mã chứng khoán trong danh mục, quỹ ước tính dư địa tăng trưởng lớn, nhiều cổ phiếu được dự phóng tăng bằng lần như CTG (110%), ACV (104%), VRE (101%), CEO (136%)…
quỹ Phần Lan mua thêm cổ phần tại VietinBank, khiến mã CTG gia tăng tỷ trọng từ 7,2% lên 8,6%, tương đương gần 62 triệu EUR dù giá đã giảm gần 30% từ cuối tháng 6. Tương tự, giá cổ phiếu VHM cũng giảm 13% về còn 78.300 đồng/cp tại ngày 30/9. Song PYN Elite mua thêm dẫn đến giá trị khoản đầu tư tăng 16% lên hơn 137,6 triệu EUR.
***Điểm tin doanh nghiệp: HHV, BID, MLS***
Cụ thể, cổ phiếu SCS lọt top 10 khoản đầu tư giá trị lớn nhất với 28,33 triệu EUR (tỷ trọng 3,9%). Tạm tính theo giá đóng cửa tại 30/9, PYN Elite nắm giữ hơn 5 triệu cổ phần Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn.
Trong khi đó, khoản đầu tư chứng chỉ quỹ FUEVFVND không còn nằm trong top 10. Tỷ trọng đầu tư tại HDBank và VEAM Corp cũng giảm một bậc xuống vị trí thứ 5 và 6 tại danh mục PYN Elite, chủ yếu do giá HDB giảm 11% và quỹ bán bớt VEA.
Điểm tin doanh nghiệp: Khó khăn bủa vây, doanh nghiệp nuôi heo giảm lãi mạnh quý III
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hoạt động chăn nuôi heo ổn định trong nửa đầu năm với đàn lợn tăng 11,6% và sản lượng thịt hơi đạt 2 triệu tấn, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, qua tháng 7 và 8, dịch tả lợn châu Phi và viêm da nổi cục trên vật nuôi diễn biến phức tạp khiến tốc độ gia tăng đàn lợn giảm. Cụ thể, tháng 7, tốc độ tăng đàn lợn chỉ còn 6,2% và tháng 8 tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước, trong các tháng đầu năm đều đạt trên 2 chữ số.
Không chỉ vậy, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng. Bà Trần Ngọc Yến, Giám đốc Khối phân tích, Công ty Cổ phần Phân tích và Dự báo thị trường Việt Nam (Agromonitor), giá ngô (chiếm 40-50% tỷ trọng trong thức ăn chăn nuôi) trên thế giới tăng khiến giá thức ăn chăn nuôi tăng.
Giá ngô trên thị trường thế giới thời điểm cao nhất vào tháng 3 và 4/2021 là 290 USD/tấn so với mức giá tháng 7-2020 là 130 USD/tấn. Giá ngô tháng 7/2021 ở mức 220 USD/tấn.
***Điểm tin doanh nghiệp: GVR, LCG, PV Gas vượt Vinamilk***
Cùng với đó, giá đậu tương tăng 20-30% và lúa mì-nguyên liệu trong thức ăn chăn nuôi trên thế giới cũng tăng do sản lượng ở một số quốc gia xuất khẩu chính bị giảm. Cùng với đó, giá cước vận chuyển bằng đường biển trên thế giới thời gian qua cũng tăng liên tục.
Trước diễn biến này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông đã chỉ đạo rà soát, tổng hợp hiện trạng quản lý, sản xuất thức ăn chăn nuôi trên cả nước để đánh giá tình hình và đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, ổn định phát triển sản xuất
Trong khi đó, giá thịt heo hơi liên tục giảm. Từ 74.000 – 79.000 đồng/kg thời điểm tháng 2 và từ 63.000 – 71.000 đồng/kg cuối tháng 6, tháng 7, giá giảm 6.000–10.000 đồng/kg tùy khu vực, qua tháng 8 giảm tiếp 1.000 – 3.000 đồng/kg. Tính đến cuối tháng 9, giá heo hơi đã giảm về vùng giá giữa năm 2019 với 43.000 – 48.000 đồng/kg.
Điểm tin doanh nghiệp: Bamboo Airways tiếp tục tăng vốn lên 18.500 tỷ đồng
Tháng 9 vừa qua, Công ty cổ phần Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) đã tăng vốn điều lệ lên 18.500 tỷ đồng. Đây là lần tăng vốn thứ 4 của Bamboo Airways trong năm 2021, lần gần nhất trước đó được thực hiện vào ngày 26/4.
Tổng cộng từ đầu năm đến nay, hãng hàng không mang thương hiệu cây tre này đã tăng vốn điều lệ thêm 11.500 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 164%.
Tính từ khi thành lập ngày 31/5/2017, Bamboo Airways đã tăng vốn 8 lần.
Quãng thời gian dài nhất giữa hai đợt tăng vốn là 425 ngày, từ tháng 7/2018 đến tháng 9/2019. Có khi hai đợt tăng vốn chỉ cách nhau 13 ngày như hồi tháng 4/2021.
Hiện nay, Bamboo Airways có vốn điều lệ lớn thứ 3 ngành hàng không nước ta, đứng sau Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines).
Vietnam Airlines mới đây đã bán thành công hơn 796 triệu cổ phiếu HVN với giá ưu đãi 10.000 đồng/cp cho các cổ đông hiện hữu, tăng vốn điều lệ cũng như huy động thêm 7.961 tỷ đồng.
Đầu tháng 6 vừa qua khi Bamboo Airways có vốn 16.000 tỷ, Chủ tịch Trịnh Văn Quyết là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ sở hữu 56,5%, Tập đoàn FLC góp 25,85%, FLC Holding và FLC Faros nắm giữ lần lượt 6,27% và 5,63%.
Hiện không rõ cơ cấu cổ đông của Bamboo Airways thay đổi ra sao sau khi tăng vốn lên 18.500 tỷ và ai là người góp thêm vốn.