Thị trường chứng khoán Nhật Bản đã trải qua chuỗi 8 ngày giảm liên tục sau cuộc bầu cử thủ tướng mới, một số nhà đầu tư gọi đó là “cú sốc Kishida.” Về vấn đề này, truyền thông Nhật Bản nói đùa rằng tân Thủ tướng Kishida không nhận được sự ưu ái của thị trường chứng khoán Nhật Bản.
Bước sang tuần này, chỉ số Nikkei 225 vẫn giảm. Tính đến thời điểm của bài viết này, chỉ số Nikkei 225 đã giảm xuống dưới 28,239 điểm.
Cú sốc Kishida: Chuỗi 8 phiên giảm liên tục
Ngày 3/9, Thủ tướng Nhật Bản khi đó là Yoshihide Suga tuyên bố sẽ không tham gia cuộc bầu cử tổng thống của Đảng Dân chủ Tự do vào cuối tháng 9. Theo hệ thống đảng chính trị của Nhật Bản, động thái của Yoshihide Suga có nghĩa là Nhật Bản sẽ mở ra một thủ tướng mới. Chỉ số Nikkei 225 đã từng tăng lên 2% trong ngày.
Trong tuần tiếp theo, thị trường chứng khoán Nhật Bản tiếp tục đà tăng này. Trong số đó, vào ngày 6/9, chỉ số TOPIX, phản ánh xu hướng giá cổ phiếu chung của Sở giao dịch chứng khoán Tokyo, đóng cửa ở mức cao nhất trong 31 năm, và chỉ số Nikkei 225 cũng tăng 1,83%. Việc bứt phá mốc 30.000 điểm sau đó là điều hiếm thấy trên thị trường chứng khoán Nhật Bản.
Tuy nhiên, chiến thắng của Fumio Kishida không mang lại đủ sức bật cho thị trường chứng khoán Nhật Bản. Vào ngày 29/9, vào ngày mà Kishida được bầu làm Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền, chỉ số Nikkei 225 đã giảm 5,1% so với một ngày trước đó, và sau đó bắt đầu chuối 8 ngày giảm liên tục kể từ tháng 7/2009.
Tính đến ngày 6/10, mức giảm trong 8 ngày giao dịch liên tiếp là mức giảm liên tục dài nhất kể từ tháng 7/2009, lần đầu tiên trong khoảng 11 năm. Các phương tiện truyền thông xã hội Nhật Bản đã mô tả một cách hài hước đây là một “cú sốc Kishida” (Kishida Shock).
Mặc dù 8 đợt giảm liên tiếp đã dừng lại vào ngày 8/10, các nhà phân tích cho rằng điều này không có nghĩa là thị trường chứng khoán Nhật Bản sẽ bắt đầu tăng điểm, trừ khi chính phủ mới của Kishida mang đến một sự phục hồi mạnh mẽ sau dịch bệnh. Masahiro Yamaguchi, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu đầu tư tại SMBC Trust Bank, cho biết mặc dù đợt bán tháo gần đây đang mất đà nhưng “thị trường vẫn chưa tăng lên một tầm cao mới”.
Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng với những thông tin đáng mừng như việc chính phủ liên bang Mỹ tăng trần nợ thì ngay cả khi thị trường Nhật Bản sau đó có giảm xuống cũng sẽ không xuống mức đáy 27.000 điểm trong năm nay.
Thị trường chứng khoán Nhật Bản vẫn chưa có dấu hiệu tăng trở lại
Trước đây, thị trường chứng khoán luôn có dấu hiệu đáng mừng khi có tân thủ tướng do tân thủ tướng thường đi kèm với các gói chính sách kích thích kinh tế.
Ông Kishida, người trở thành thủ tướng thứ 100 của Nhật Bản, đã khiến các nhà đầu tư quốc tế có tâm lý bán. Họ lo ngại những cải cách quản trị doanh nghiệp theo định hướng thị trường và những thay đổi cơ cấu đối với nền kinh tế đất nước sẽ đình trệ hoặc thậm chí quay ngược trở lại “những ngày xưa tồi tệ” của chính sách công nghiệp Nhật Bản trước những năm 1990.
Trong bài phát biểu về chính sách của mình vào ngày 8/10, ông Kishida đã vạch ra chính sách cân bằng giữa tăng trưởng và phân phối kinh tế. Ví dụ, về tăng trưởng, chính phủ Kishida có kế hoạch thúc đẩy nền kinh tế thông qua việc thành lập các quỹ khoa học, chính sách thuế táo bạo, thúc đẩy năng lượng sạch và thành lập ủy ban xúc tiến số hóa; về phân phối, chính phủ Kishida có kế hoạch tăng cường giám sát các doanh nghiệp và mở rộng tầng lớp trung lưu, tăng cường các khoản trợ cấp cho chi phí nhà ở và giáo dục của các gia đình có trẻ em.
Nhưng rõ ràng, thị trường không hào hứng với sự xuất hiện của chính sách kinh tế của ông Kishida. Các nhà phân tích chỉ ra rằng thị trường đang cố gắng phân biệt xem nền kinh tế Nhật Bản sẽ được hưởng lợi như thế nào từ chính sách “tái phân phối” của Kishida trong tương lai.
Koichi Fujishiro, nhà kinh tế cấp cao tại Viện Nghiên cứu Đời sống Daiichi, một tổ chức tư vấn của Nhật Bản, nhận xét: “Việc Thủ tướng Nhật Bản Kishida thiếu các chính sách kinh tế cụ thể đang kéo thị trường đi xuống. Truyền thông Nhật Bản cho rằng chính phủ Kishida mới đề cao chính sách phân phối, cải cách cơ cấu nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sẽ bị gác lại, điều này cũng trở thành lý do để các nhà đầu tư nước ngoài bán tháo cổ phiếu Nhật Bản.”
Đồng thời, thị trường vốn cũng tỏ ra thận trọng trước kế hoạch tăng thuế lãi vốn và thuế cổ tức mà Kishida đang xem xét, vì họ tin rằng đây có thể là một lựa chọn cho chính sách “tái phân phối” của Kishida. Một số nhà quan sát thị trường cho rằng cuộc tranh luận về thuế tài chính của Nhật Bản xuất phát từ quan điểm lạc hậu về việc coi chứng khoán là trò tiêu khiển của người giàu.
Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn với một chương trình truyền hình vào ngày 10/10, Kishida đã giải thích những lo ngại liên quan, “hiện tại không có kế hoạch thay đổi hệ thống thuế. So với việc này, vẫn còn nhiều nhiệm vụ quan trọng, chẳng hạn như soạn thảo các chiến lược tăng trưởng liên quan. ”
Các phương tiện truyền thông Nhật Bản tin rằng so với sự không chắc chắn của thị trường và sự không chắc chắn về chính sách kinh tế, điều không chắc chắn lớn nhất nằm ở việc bản thân Kishida có thể lãnh đạo chính phủ mới trong bao lâu. Theo các cuộc thăm dò mới nhất do truyền thông Nhật Bản thực hiện, tỷ lệ tán thành đối với Nội các mới ra mắt của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio chỉ đạt 55,7%, thấp hơn con số 66,4% đối với Nội các của Thủ tướng Suga Yoshihide khi mới thành lập vào tháng 9 năm ngoái.
Bên cạnh đó, ở nước ngoài, những lo lắng về thị trường bất động sản của Trung Quốc và vấn đề về mức trần nợ của Mỹ là những yếu tố đã làm rung chuyển thị trường tài chính, và các nhà đầu tư đang đẩy mạnh tâm lý ngại rủi ro.