Mới đây, một cuộc khảo sát gần đây tại Mỹ cho thấy trong thời kỳ đại dịch Covid-19 xảy ra, gần 20% hộ gia đình Mỹ đã tiêu hết tiền tiết kiệm.
Cuộc khảo sát do Đài Phát thanh Công cộng Quốc gia Mỹ và Quỹ Robert Wood Johnson phối hợp thực hiện từ ngày 2/8 đến ngày 2/9. Mẫu khảo sát là 3.616 người lớn.
20% hộ gia đình Mỹ đã tiêu hết tiền tiết kiệm trong đợt đại dịch Covid-19
Cuộc khảo sát cho thấy gần 20% hộ gia đình Mỹ đã tiêu hết tiền tiết kiệm trong đợt đại dịch Covid-19. Trong số đó, 30% hộ gia đình Mỹ có thu nhập hàng năm dưới 50.000 USD đã tiêu hết tiền tiết kiệm; trong số các hộ gia đình có thu nhập hàng năm trên 50.000 USD, 9% đã tiêu hết tiền tiết kiệm. Cuộc khảo sát cũng cho thấy gần 2/3 số hộ gia đình Mỹ có thu nhập hàng năm dưới 50.000 USD gặp khó khăn trong việc trả tiền thuê nhà, điều trị y tế và chi phí ăn uống.
Khoảng 2/3 số người được hỏi cho biết họ đã nhận được tài trợ của chính phủ trong vài tháng qua.
Phó Chủ tịch Quỹ Robert Wood Johnson, Avenel Joseph, cho biết sự phục hồi kinh tế của Mỹ là không đồng đều, nếu chính phủ Mỹ không thể vạch ra một tương lai bình đẳng hơn cho đất nước này, thì những gia đình đã tạm thời thoát khỏi khó khăn vẫn nghèo và phải nhận trợ cấp.
Đại dịch Covid-19 đã dẫn đến cuộc khủng hoảng thất nghiệp nghiêm trọng nhất nước Mỹ kể từ Đại suy thoái. Tháng 4-2020, tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ là 14,8%, cao nhất kể từ khi dữ liệu này được thu thập năm 1948.
Theo Công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC), tỷ lệ tiết kiệm cá nhân ở Mỹ chỉ là 3,4%, trong khi tỷ lệ khuyến cáo ít nhất là 25%. Trong khi đó, tỷ lệ tiết kiệm tại Trung Quốc luôn ở mức cao nhất thế giới. Những con số trên phản ảnh một hiện tượng điển hình của nền kinh tế hiện đại: Người dân ở các nước giàu yêu thích tiêu dùng, còn người dân ở các nước đang phát triển – đặc biệt ở châu Á – lại thích tiết kiệm hơn.
Các hộ gia đình giàu có tại Mỹ tiết kiệm nhiều hơn so với các gia đình có thu nhập khiêm tốn, trong khi những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ đại dịch COVID-19 do mất việc làm và chủ yếu sử dụng tiền cứu trợ của nhà nước để chi trả cho cuộc sống.
Tỷ lệ tiền tiết kiệm của người dân Mỹ có thể tăng trở lại vào mùa Xuân này, khi các nhà lập pháp đang xem xét gói cứu trợ trị giá 1.900 tỷ USD của chính quyền Tổng thống Joe Biden.
Theo thống kê của Worldometer, ngày 15/10, ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Mỹ (trên 73.000 ca), Anh (45.066 ca) và Nga (31.299 ca).
Mỹ, Nga, Brazil, Mexico và Ukraine là 5 quốc gia có số lượng người chết mới nhiều nhất.
Phòng thí nghiệm Giải trình tự và gen siêu vi EVT thuộc Đại học Y khoa Shreveport, bang Louisiana, Mỹ thông báo đã phát hiện một biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Các chuyên gia Mỹ khẳng định vắc xin là cách hữu hiệu nhất để ngăn chặn sự lây lan của virus, giảm thiểu nguy cơ tạo ra đột biến của virus.