Dịch bệnh không chỉ khiến nhu cầu đi lại trở nên vô cùng bất ổn mà giá dầu cao cũng đang đe dọa sự phục hồi chậm chạp của ngành hàng không hậu đại dịch.
Ngành hàng không gặp áp lực kép: dịch bệnh và giá dầu cao
Giá nhiên liệu máy bay liên tục tăng đã khiến ngành hàng không vốn chưa kịp phục hồi ảnh hưởng từ dịch bệnh lại “đóng băng” trở lại. Nhìn lại năm ngoái, dịch bệnh bùng phát bất ngờ đã khiến toàn bộ ngành hàng không dân dụng gần như đóng băng.
Theo số liệu của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), giá xăng hàng không đã tăng gấp đôi trong năm qua lên gần 750 USD / tấn.
Công ty Hàng không Delta Airlines dự kiến ba tháng cuối năm, giá xăng dầu sẽ tăng trở lại khiến công ty bị lỗ. Giám đốc điều hành Delta Airlines, Ed Bastian, cho biết trong một tuyên bố: “Nếu giá xăng dầu tiếp tục tăng, nó sẽ gây áp lực rất lớn lên giá trị doanh nghiệp của chúng tôi.”
Theo cuộc họp thường niên của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) tại Boston, các hãng hàng không toàn cầu ước tính sẽ lỗ 11,6 tỷ USD vào năm 2022, giảm mạnh so với mức dự báo thua lỗ đầu năm nay. IATA, đại diện cho gần 300 hãng hàng không, trước đó cho biết thiệt hại của ngành vào năm 2021 sẽ nghiêm trọng hơn dự kiến ban đầu, lên tới 51,8 tỷ USD, cao hơn 47,7 tỷ USD được dự đoán vào tháng 4.
Thống kê của iFinD cho thấy trong năm 2020, 6 công ty hàng không hàng đầu của Trung Quốc đều thua lỗ nặng, trong đó 4 công ty lỗ hơn 10 tỷ NDT. Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế nhận định rằng dịch bệnh Covid-19 đã gây ra tổn thất tài chính nghiêm trọng trong ngành, mức nợ của các hãng hàng không toàn cầu ngày càng gia tăng, và khả năng ứng phó với rủi ro trở nên yếu hơn, khả năng hồi phục chưa chắc chắn và phụ thuộc vào tiến độ tiêm chủng toàn cầu.
Các hãng hàng không thường chuyển chi phí tăng sang hành khách bằng cách tăng giá vé, nhưng kế hoạch vẫn còn rất không chắc chắn, vì lượng hành khách thấp hơn nhiều so với mức bình thường. Một số hãng hàng không đang cố gắng kích cầu thị trường thông qua giá vé rẻ.
Tệ hơn nữa, nhiều hãng hàng không đã từ bỏ bảo hiểm rủi ro đối với giá xăng dầu, điều này khiến họ dễ bị ảnh hưởng bởi tác động của việc chi phí xăng dầu tăng mạnh hơn bình thường.
Theo Financial Times, nhà phân tích hàng không Mark Simpson của Goodbody cho biết: “Trong năm qua, do nhu cầu đi lại giảm đột ngột do dịch bệnh, hầu hết các hãng hàng không đều đã giảm hoặc đóng tài khoản bảo hiểm rủi ro, khiến họ bị thua lỗ do giá xăng dầu tăng đột biến gần đây.”
Các nhà phân tích của HSBC Aviation cho rằng, ngành hàng không hiện tại có khả năng chịu được những biến động lớn trong dài hạn của giá dầu trong thời gian 10 năm, nhưng điều này sẽ dẫn đến tỷ suất lợi nhuận gặp rủi ro cao.
Cho đến nay, dầu thô Brent được báo giá 85,67 USD / thùng, cao nhất kể từ tháng 11/2014.
Bất chấp ảnh hưởng mạnh mẽ của đại dịch đối với ngành hàng không toàn cầu, Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế vẫn đặt niềm tin vào thế giới bên ngoài và dự đoán rằng ngành này sẽ có lãi trở lại vào năm 2023.
Theo ước tính của hãng, các hãng hàng không sẽ nhanh chóng khôi phục công suất hơn. Hệ số đầy tải trung bình năm nay dự kiến khoảng 67% và sẽ tăng lên 75% vào năm 2022.