Gap có thể cung cấp cho nhà đầu tư tín hiệu về giá, sức mạnh và tâm lý của thị trường. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu cách thức và lý do tại sao các khoảng trống xảy ra, cũng như cách bạn có thể sử dụng chúng để thực hiện các giao dịch có lãi.
Gap là gì?
Trong các thị trường biến động mạnh, các nhà giao dịch có thể hưởng lợi từ những bước nhảy vọt về giá. Khoảng trống giá là các khu vực trên biểu đồ nơi giá cổ phiếu (hoặc một công cụ tài chính khác) tăng hoặc giảm mạnh so với ngày hôm trước, đóng cửa mà không có giao dịch nào xảy ra ở giữa vùng này. Kết quả là, biểu đồ của tài sản cho thấy một khoảng trống trong mô hình giá bình thường. Nhà giao dịch kinh nghiệm có thể khai thác những khoảng trống này để kiếm lời.
Gap tạo ra khi nhảy vọt lên gọi là Gap up, gap tạo ra khi nhảy vọt xuống gọi là Gap down.
Khoảng trống giá thường xảy ra khi có thông tin hay sự kiện mới khiến số lượng lớn các nhà giao dịch và đầu tư quan tâm. Kết quả là giá mở cửa cao hơn hoặc thấp hơn đáng kể so với giá đóng cửa ngày hôm trước.
Khoảng trống giá được phân loại thành 4 nhóm:
Khoảng trống phá vỡ (breakaway gap): xảy ra khi giá dịch chuyển ra khỏi vùng hỗ trợ hoặc vùng kháng cự, hình thành một xu hướng giá mới.
Khoảng trống giá thông thường (common gap): Đây là gap xảy ra thường xuyên nhất. Khoảng trống giá thông thường thường xảy ra khi có sự biến động nhỏ về giá giữa giá mở cửa và giá đóng cửa. Khoảng trống này không được nhiều nhà đầu tư để ý.
Khoảng trống kiệt sức (exhaustion gap): khi một xu hướng tăng/giảm gần kết thúc, khoảng trống suy kiệt có thể xuất hiện. Khoảng trống suy kiệt xảy ra vào gần cuối xu hướng và bị gây ra bởi một nhóm người giao dịch cùng hối hận vì đã không giao dịch trước đó làm giá tăng/giảm vọt lên.
Khoảng trống tiếp diễn (continuation gap): còn được biến đến như runaway gap. Continuation gap tiếp diễn xảy ra ở giữa các xu hướng, có thể là xu hướng tăng hoặc xu hướng giảm. Tâm lí đằng sau một khoảng trống giá tiếp diễn là những nhà giao dịch nhảy vào cuộc chơi khi họ cho là thị trường đã có xu hướng.
GAP được lấp đầy khi nào?
Xu hướng gap đi lên hoặc đi xuống với mục đích lấp đầy khoảng trống. Khoảng trống giá được lấp đầy có nghĩa là giá đã quay trở lại bằng với mức giá trước khi tạo gap, hiện tượng này còn gọi là lấp gap.
Lạc quan tếu (Irrational Exuberance): Mức tăng đột biến ban đầu có thể là do quá lạc quan hoặc bi quan, do đó có thể dẫn đến một sự điều chỉnh.
Kháng cự kỹ thuật : Khi giá tăng hoặc giảm mạnh, nó tạo ra khoảng cách lớn hơn với hỗ trợ hoặc kháng cự.
Xu hướng giá: Xu hướng giá được sử dụng để phân loại gap và có thể cho bạn biết liệu khoảng trống sẽ được lấp đầy hay không. Các khoảng trống kiệt sức thường có nhiều khả năng được lấp đầy nhất vì chúng báo hiệu sự kết thúc của xu hướng giá, trong khi các khoảng trống tiếp tục và phá vỡ ít có khả năng được lấp đầy hơn đáng kể vì chúng được sử dụng để xác nhận hướng của xu hướng hiện tại.
Khi khoảng trống được lấp đầy trong cùng ngày giao dịch mà chúng xảy ra, điều này được gọi là chiến lược giao dịch Fade. Ví dụ: giả sử một công ty công bố thu nhập trên mỗi cổ phiếu trong quý này cao và giá cổ phiếu tăng vọt khi mở cửa (có nghĩa là nó đã mở cửa cao hơn đáng kể so với giá đóng cửa trước đó). Bây giờ, giả sử, mọi người nhận ra rằng báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy một số điểm yếu, vì vậy họ bắt đầu bán. Cuối cùng, giá chạm mức đóng cửa của ngày hôm qua và khoảng trống được lấp đầy.
Giao dịch hiệu quả với gap
Để giao dịch với gap đạt hiệu quả cao nhất, bên cạnh việc xác định khoảng thời gian lấp đầy, các nhà giao dịch còn có thể xác định có nằm trong các mức kháng cự, vùng hỗ trợ hay các mô hình giao dịch quen thuộc nào không.
Một số nhà giao dịch sẽ mua khi các yếu tố cơ bản hoặc phân tích kỹ thuật tạo ra khoảng trống trong ngày giao dịch tiếp theo. Ví dụ: họ sẽ mua một cổ phiếu sau vài giờ khi báo cáo thu nhập khả quan được công bố, với hy vọng sẽ có gap vào ngày giao dịch tiếp theo. Các nhà giao dịch cũng có thể mua hoặc bán vào các vị trí có tính thanh khoản cao hoặc kém thanh khoản khi bắt đầu chuyển động giá, với hy vọng khoảng trống được lấp đầy và xu hướng tiếp tục.
Đây là một số điểm chính bạn cần biết trước khi giao dịch với gap:
– Một khi giá cổ phiếu có dấu hiệu bắt đầu lấp đầy khoảng Gap, nó sẽ hiếm khi dừng lại, vì thường không có ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự nào gần đó cả.
– Gap tiếp diễn và gap kiệt sức thường báo hiệu giá đi theo 2 hướng khác nhau. Do đó, cần tìm hiểu kỹ lưỡng để tránh nhầm lẫn, “sa bẫy” của 2 loại gap này.
– Quan sát kỹ khối lượng giao dịch, khối lượng giao dịch lớn thường xuất hiện trong khoảng trống phá vỡ trong khi khối lượng giao dịch thấp thường xuất hiện tỏng khoảng trống kiệt sức.
Gap trong thị trường chứng khoán, thị trường ngoại hối và thị trường tiền điện tử vẫn luôn là một yếu tố không thể thiếu trên. Hy vọng rằng với kiến thức trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ thêm về GAP và vận dụng chúng hiệu quả trong các giao dịch của mình.