Điểm tin doanh nghiệp: VNM, LHG, MML. Lợi nhuận gộp quý III giảm 13% chủ yếu do mảng thịt già của 3F Việt Nam bị lỗ gộp. Doanh nghiệp thực hiện 72% kế hoạch doanh thu và vượt 26% kế hoạch lợi nhuận năm.
Biên lợi nhuận gộp Vinamilk(VNM) tiếp tục giảm xuống dưới 43%
Doanh thu quý III tăng cùng tiết giảm nhiều chi phí nhưng lợi nhuận tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm trước.Biên lợi nhuận quý III đạt 42,9% – mức thấp nhấp trong vòng 4 năm.
Vinamilk công bố BCTC hợp nhất quý III với doanh thu tăng 4% lên 16.194 tỷ đồng. Giá vốn tăng mạnh hơn nên lợi nhuận gộp giảm 4,4% xuống 6.944 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp giảm từ 46,7% xuống 42,9% – ghi nhận mức thấp nhất 4 năm. Doanh nghiệp sữa thường duy trì mức biên lợi nhuận gộp trên 45% trong nhiều năm qua, bắt đầu từ quý I năm nay thì giảm xuống vùng 43%.
biên lợi nhuận gộp của Vinamilk bị ảnh hưởng lớn bởi giá nguyên liệu đầu vào, cụ thể là bột sữa nguyên kem do nhu cầu nhập khẩu lớn đến chủ yếu từ Trung Quốc trong khi sản lượng sản xuất chính (chủ tyếu tại châu Đại Dương) giảm.
Ngoài ra, giá đường tăng cao cũng là yếu tố mà bà Mai Kiều Liên – Tổng giám đốc Vinamilk từng bày tỏ quan ngại trong kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên 2021.
Song, Vinamilk cũng giảm được nhiều chi phí như như chi phí tài chính giảm 47%, chi phí bán hàng đi ngang, chi phí quản lý giảm 14%. Trong khi đó, hoạt động khác lãi 80 tỷ đồng gấp 3,8 lần cùng kỳ năm trước. Dù vậy, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ vẫn giảm 5% xuống 2.926 tỷ đồng.
biên lợi nhuận gộp của Vinamilk bị ảnh hưởng lớn bởi giá nguyên liệu đầu vào, cụ thể là bột sữa nguyên kem do nhu cầu nhập khẩu lớn đến chủ yếu từ Trung Quốc trong khi sản lượng sản xuất chính (chủ tyếu tại châu Đại Dương) giảm.
Ngoài ra, giá đường tăng cao cũng là yếu tố mà bà Mai Kiều Liên – Tổng giám đốc Vinamilk từng bày tỏ quan ngại trong kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên 2021.
Song, Vinamilk cũng giảm được nhiều chi phí như như chi phí tài chính giảm 47%, chi phí bán hàng đi ngang, chi phí quản lý giảm 14%. Trong khi đó, hoạt động khác lãi 80 tỷ đồng gấp 3,8 lần cùng kỳ năm trước. Dù vậy, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ vẫn giảm 5% xuống 2.926 tỷ đồng.
***Điểm tin doanh nghiệp 28/10: MSN, PHC, PPH***
Lũy kế 9 tháng, doanh nghiệp sữa đạt 45.100 tỷ đồng doanh thu, tương đương cùng kỳ năm trước; lãi ròng 8.338 tỷ đồng, giảm 6,5%. Vinamilk thực hiện 73% mục tiêu doanh thu và 75% mục tiêu lợi nhuận sau thuế năm.
Trong cơ cấu doanh thu, khu vực nội địa ghi nhận giảm nhẹ 1,4% xuống 38.182 tỷ đồng, xuất khẩu tăng 6.3% lên 6.918 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận gộp nội địa giảm 7,8% và khu vực xuất khẩu đi ngang.
Tính đến cuối quý III, Vinamilk nâng khoản tiền gửi lên 19.753 tỷ đồng, tăng thêm 2.440 tỷ đồng so với đầu năm. Khoản phải thu tăng 931 tỷ đồng lên 6.118 tỷ đồng và hàng tồn kho tăng 1.476 tỷ đồng lên 6.381 tỷ đồng.
Long Hậu (LHG) vượt 68% kế hoạch lợi nhuận sau 3 quý đầu năm
Quý III, doanh thu thuần giảm 28%, lợi nhuận sau thuế giảm 15%.Nhờ tăng trưởng đột biến quý II, lợi nhuận sau thuế 9 tháng tăng 102% lên 271 tỷ đồng.
Theo BCTC quý III, doanh thu hợp nhất của Long Hậu (LHG) giảm 28% xuống 52 tỷ đồng. Kỳ này, cho thuê đất khu công nghiệp không còn phát sinh, cùng kỳ đạt hơn 17 tỷ đồng. Dịch vụ cho thuê nhà xưởng, khu lưu trú và trung tâm thương mại tăng 2 tỷ lên hơn 33 tỷ đồng. Các hoạt động khác mang lại gần 19 tỷ, giảm hơn 5 tỷ đồng so với quý III năm ngoái.
Giá vốn cũng giảm 28% nên biên lãi gộp duy trì ở mức 49%. Lãi tiền gửi tăng từ 10 tỷ lên gần 14 tỷ đồng, chi phí lãi vay giảm 6% về gần 4 tỷ. Các chi phí hoạt động cũng thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Dù vậy, lợi nhuận sau thuế vẫn giảm 15% xuống 20 tỷ đồng.
Nhờ ghi nhận thêm hơn 370 tỷ đồng doanh thu cho thuê lại đất khu công nghiệp quý II, đơn vị vẫn đạt kết quả kinh doanh khả quan trong 9 tháng đầu năm. Cụ thể, doanh nghiệp ghi nhận 718 tỷ doanh thu và 271 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 56% và 102% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, Long Hậu thực hiện 78% kế hoạch về doanh thu và vượt 68% chỉ tiêu lợi nhuận năm.
Tại thời điểm cuối tháng 9, cơ cấu tài sản của Long Hậu không biến động nhiều so với đầu năm. Tổng tài sản giảm nhẹ 2% về 2.852 tỷ đồng. Khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất là 959 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn (giảm 5%) và 603 tỷ đồng hàng tồn kho (đi ngang so với đầu năm).
Hầu hết giá trị hàng tồn kho là chi phí đầu tư xây dựng khu công nghiệp Long Hậu. Tài sản dài hạn giảm 2% xuống 846 tỷ đồng, riêng bất động sản đầu tư 477 tỷ đồng.
Về nguồn vốn, khoảng 41% tổng nợ phải trả là chi phí phải trả ngắn hạn gồm 508 tỷ ước tính phát sinh thêm để hoàn thành cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu dân cư và 46 tỷ tiền thuê đất phải nộp của các khu đất được ghi nhận doanh thu, cùng hơn 30 tỷ chi phí khác
Nợ vay tài chính giảm 2 tỷ đồng về khoảng 195 tỷ đồng gồm các khoản vay tại Shinhan Việt Nam hơn 90 tỷ, theo sau là BIDV với 62 tỷ và Vietcombank khoảng 39 tỷ đồng. Doanh nghiệp có hơn 500 tỷ đồng vốn điều lệ, trong khi lợi nhuận sau thuế chưa phân phối hơn 769 tỷ đồng, tăng 3%; quỹ đầu tư phát triển đi ngang ở mức 97 tỷ đồng.
Masan MEATLife (MML) báo lãi quý III giảm 57% do lỗ mảng thịt gà
Lợi nhuận gộp quý III giảm 13% chủ yếu do mảng thịt già của 3F Việt Nam bị lỗ gộp. Doanh nghiệp thực hiện 72% kế hoạch doanh thu và vượt 26% kế hoạch lợi nhuận năm.
Masan MEATLife ( MML) công bố BCTC hợp nhất quý III với doanh thu 4.920 tỷ đồng, tăng 17%. Giá vốn tăng mạnh hơn nên lợi nhuận gộp giảm 13% đạt 656 tỷ đồng do hoạt động của 3F Việt Nam bị lỗ gộp. Biên lợi nhuận gộp giảm từ 17,9% xuống 13,3%.
Doanh thu tài chính tăng 21%, chi phí tài chính tăng 6%, chi phí bán hàng giảm 4% và chi phí quản lý tăng 19% do hợp nhất 3F Việt. Theo đó, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đạt 90 tỷ đồng, giảm 57%; phần lãi thuộc về cổ đông công ty mẹ 120 tỷ đồng, giảm 16%.
Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần đạt 15.152 tỷ đồng, tăng 33%; lãi ròng 409 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ năm trước. Doanh nghiệp thực hiện 72% kế hoạch doanh thu và vượt 26% kế hoạch lợi nhuận năm.
Trong cơ cấu doanh thu 9 tháng, mảng thức ăn chăn nuôi đóng góp 12.189 tỷ đồng, tăng 24,7% so cùng kỳ và chiếm tỷ trọng 81%. Sản lượng thức ăn gia súc tăng 26,3%, thức ăn gia cầm giảm 8% và mảng thức ăn thủy sản tăng 2,4%. Mảng kinh doanh thịt có thương hiệu tích hợp (bao gồm cả trang trại) đem về 2.320 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 51,2% và tỷ trọng 15%. Thịt gà (3F Việt) đạt khoảng 1.000 tỷ đồng doanh thu.
Biên lợi nhuận gộp 9 tháng giảm từ 17,1% xuống 13% do giá hàng hóa tăng ảnh hưởng đến biên lợi nhuận mảng thức ăn chăn nuôi và tác động của hợp nhất 3F Việt. Trong khi mảng thịt heo tích hợp đạt 24%, tăng mạnh so với mức 10% cùng kỳ năm trước nhờ sự cộng hưởng mạnh mẽ hơn ở mảng thịt tích hợp, cùng với mở rộng quy mô và chất lượng heo đầu vào tốt hơn.
Doanh nghiệp cho biết biên lợi nhuận mảng thức ăn chăn nuôi đã có sự cải thiện trong quý III khi đạt 14,7%, cao hơn so với mức 12% vào quý II do giá hàng hóa đã giảm so với mức tăng lúc trước.
Đồng thời, mảng kinh doanh thịt mát có thương hiệu MEATDeli (không bao gồm trang trại, 3F Việt và thức ăn chăn nuôi) đánh dấu cột mốc quan trọng khi đạt lợi nhuận thuần phân bổ cho cổ đông công ty dương lần đầu tiên vào quý III. Kết quả này được thúc đẩy bởi doanh thu thuần tăng 51,2% so với cùng kỳ năm trước, biên lợi nhuận gộp và biên EBITDA cải thiện hơn 20% so với cùng kỳ năm trước.
Giá heo hơi giảm trong quý tác động tích cực đến mảng kinh doanh thịt và Masan MEATLife tiếp tục hướng tới xây dựng mô hình chuỗi cung ứng bền vững để tối ưu chi phí đầu vào.